Tháp tùng Phó Thủ tướng có Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sĩ Hiệp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp.
Chuyến thăm 3 nước châu Phi Cameron, Nigeria và Nam Phi của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với các quốc gia này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. - Ảnh: VGP |
Đối với Nam Phi, đây là chuyến thăm cấp cao giữa hai nhà nước đầu tiên sau 15 năm, kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải vào năm 2004.
Đây cũng là chuyến thăm cấp cao nhất cấp nhà nước giữa hai bên kể từ Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Nigeria (năm 1972) và với Cameron (năm 1976) tới nay.
Tại châu Phi hay tại các khu vực của châu lục này, Nigeria, Cameron và Nam Phi đều có vai trò rất quan trọng về chính trị, kinh tế. Cameron có quan hệ hữu nghị truyền thống, là đối tác đầu tư-thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Phi với kim ngạch thương mại song phương đạt 200 triệu USD.
Cameron cũng là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Phi, đầu tàu của Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC). Hiện Cameron là nước đứng thứ 12/72 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD cho 4 dự án, tiêu biểu có dự án viễn thông Nexttel của Tập đoàn Viettel.
Còn Nigeria là nền kinh tế hàng đầu của châu Phi và lớn nhất khu vực châu Phi Nam sa mạc Sahara với GDP theo sức mua đạt hơn 1,1 nghìn tỷ USD. Nigeria đang khẳng định vai trò và đóng góp tích cực tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là diễn đàn Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam – Nam.
Nam Phi là đối tác “hợp tác phát triển” quan trọng bậc nhất tại châu lục của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, thương mại. Kim ngạch song phương luôn duy trì ở mức khoảng 1 tỷ USD trong 5 năm gần đây. Hai nước đã xây dựng được các cơ chế hợp tác song phương quan trọng như Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp Thương mại, Đối thoại Quốc phòng.
Ngoài việc tăng cường quan hệ ngoại giao song phương với các quốc gia châu Phi, chuyến thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhằm mục đích quan trọng là tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia này, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và tìm cách tháo gỡ các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực viễn thông; tăng cường phối hợp trong giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm tại diễn đàn Liên Hợp Quốc; tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia dành cho Việt Nam phát triển quan hệ với AU, khối ECOWAS và khối CEMAC; Việt Nam cũng sẵn sàng làm cầu nối để các quốc gia châu Phi phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với các quôc gia trong khối ASEAN…
Tại mỗi nước, dự kiến Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ tiếp xúc và gặp gỡ các lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo nghị viện, các chính đảng…, dự các diễn đàn doanh nghiệp do các bộ, ngành hai bên tổ chức và thăm hỏi cán bộ ngoại giao, kiều bào đang sinh sống, làm việc tại các quốc gia này.
Phó Thủ tướng: Việt Nam phải có đường đi riêng, không sao chép
Sáng nay, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Đại học Kinh tế quốc dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng: Lựa chọn để phát triển".
Theo VGP