Tuy đây là bệnh dịch đã xuất hiện từ lâu tại nước ta, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa biết cách bảo vệ bản thân cũng như đàn gia cầm khỏi loại virus này.
Thời gian ủ bệnh ở gia cầm thường diễn ra nhanh
Bệnh cúm gia cầm hay cúm gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Orthomyxoviridae gây ra. Đây là loại virus được tìm thấy ở nhiều giống gia cầm hoang và gia cầm nuôi tại trang trại. Với đặc tính biến chủng liên tục, chia làm nhiều nhánh như cúm A, cúm B, cúm C, bệnh không chỉ gây nguy hiểm với đàn gia cầm ở mọi lứa tuổi mà còn có thể ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người.
Đáng lo ngại hơn, bệnh cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm rộng và nhanh chóng qua chất thải động vật, nước uống, thức ăn, dụng cụ nhiễm virus, làm dịch trở nên khó kiểm soát hơn.
Triệu chứng cúm gia cầm trên gà vịt, động vật thường thể hiện khá khác nhau tùy theo loại gia cầm và tình trạng bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh ở gia cầm thường diễn ra khá nhanh. Sau đó, gia cầm xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp, xuất huyết nội tạng và chết nhanh chỉ sau 3 tới 4 ngày.
Cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm rộng và nhanh chóng qua chất thải động vật, nước uống, thức ăn, dụng cụ nhiễm virus, làm dịch trở nên khó kiểm soát hơn. Ảnh minh họa: Anh Duy |
Ở người, thể cúm gia cầm duy nhất có khả năng tác động lên sức khỏe con người đó là cúm A. Người bệnh mắc virus này thường gặp triệu chứng ho, sổ mũi, khó thở và nặng hơn là viêm phổi. Một số trường hợp người mắc cúm gia cầm có thể tự hồi phục nếu được chăm sóc kịp thời, tuy nhiên, nước ta đã ghi nhận hàng chục ca tử vong do virus H1N1, H5N1, H7N9,… Bởi vậy, việc phòng chống cúm gia cầm và bảo vệ sức khỏe trong mùa cúm là vô cùng quan trọng.
Sử dụng kĩ thuật kháng nguyên tiên tiến
Hiện nay, bệnh cúm gia cầm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bởi vậy, các hộ chăn nuôi nên chủ động phòng tránh, kiểm soát dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm cũng như sức khỏe của gia đình với 3 cách đơn giản sau đây:
Để đảm bảo virus cúm gia cầm không thể sinh sôi và gây bệnh cho vật nuôi, người chăn nuôi cần đảm bảo khu vực nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, có gió thông thoáng, khô và đón được ánh sáng mặt trời. Sau mỗi đợt nuôi, hộ chăn nuôi cần thu dọn chất thải, vệ sinh sạch các dụng cụ chăn nuôi, sau đó rắc vôi bột hoặc quét nước vôi mới tôi trong và ngoài chuồng nuôi. Khoảng 10 – 15 ngày sau khi tiến hành khử trùng, tiêu độc, người nuôi có thể tiến hành chăm sóc lứa gia cầm mới.
Ảnh minh họa: Anh Duy |
Khi phát hiện dịch cúm gia cầm xuất hiện tại khu vực chăn nuôi, người dân cần lập tức thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý và tiêu hủy kịp thời. Nếu như tiêu hủy không đúng cách, gia cầm bệnh không những sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí mà còn phát tán bệnh cho những đàn gia cầm chưa mắc dịch. Ngoài ra, sau dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi không nên ồ ạt tái đàn ngay sau khi tiêu hủy lứa cũ, mà nên chờ đợi khoảng 30 – 60 ngày, đồng thời nuôi thăm dò số lượng nhỏ trước để đề phòng dịch bệnh bùng phát trở lại.
Ảnh minh họa: Anh Duy |
Trong quá trình chọn mua giống cũng như chăm sóc gia cầm, hộ chăn nuôi nên chủ động kiểm tra đàn khi dịch cúm gia cầm có dấu hiệu xuất hiện trở lại nhằm tránh bệnh cúm gia cầm lây lan nhanh trong khu vực. Thay vì phải lấy mẫu máu, mẫu dịch của gia cầm và mang tới những cơ sở xét nghiệm uy tín với thời gian chờ đợi khá lâu và chi phí đắt đỏ, người dân có thể sử dụng que thử nhanh – cúm gia cầm để tự tay xét nghiệm cho đàn gà, vịt của mình ngay tại nơi chăn nuôi.
Sử dụng kĩ thuật kháng nguyên tiên tiến, que thử nhanh – cúm gia cầm có khả năng phát hiện kháng thể bệnh ngay trong mẫu xét nghiệm của gia cầm chỉ sau 10 – 15 phút chờ đợi. Tỉ lệ chính xác của loại que thử này lên tới 99,5%, bởi vậy người sử dụng có thể hoàn toàn an tâm sử dụng tại nhà.
Minh Thu