Nhà chức trách ở đông bắc Trung Quốc mới phát hiện phóng xạ iot ở mức cực thấp trong không khí, phóng xạ có nguồn gốc từ nhà máy hạt nhân đang gặp sự cố ở Nhật.
Trước đó, nhiều bang của nước Mỹ cũng đã phát hiện dấu vết phóng
xạ từ Nhật lan tới nước này.
Cận cảnh 50 "samurai" cứu Fukushima
Nước biển quanh Fukushima nhiễm xạ nặng
Clip sóng thần 14m đổ ập vào Fukushima
Tâm sự của những người lính cứu hỏa Fukushima 1
Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ 2
Nhật cân nhắc chôn nhà máy Fukushima
Máy đo phóng xạ trong không khí (Ảnh GettyImages)
Bộ Môi trường Trung Quốc cuối tuần trước cho hay, các trạm giám sát tại tỉnh Hắc Long Giang đã phát hiện được dấu vết rất nhỏ của phóng xạ iot 131 nhưng công chúng chưa cần áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Ủy ban phối hợp khẩn cấp hạt nhân quốc gia Trung Quốc cho hay, lượng phóng xạ iot thải ra từ nhà máy hạt nhân ở Fukushima, Nhật hiện gặp sự cố do động đất mạnh 9 độ richter và sóng thần cao tới 14m cách đây hai tuần. Tuy nhiên, ủy ban này khẳng định, "sức khỏe công chúng và môi trường không bị ảnh hưởng bởi lượng phóng xạ được thải ra từ nhà máy Fukushima".
Trước đó, hôm 24/3, bang Colorado, Oregon và Hawaii tiếp theo vài bang phía tây nước Mỹ khác cho biết, đã phát hiện dấu vết các hạt phân tử phóng xạ có thể trôi từ nhà máy Fukushima của Nhật đến Mỹ.
Tuy nhiên, cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ khẳng định, cho tới giờ, mức phóng xạ được phát hiện còn xa mới tới mức gây lo ngại.
Mẫu vật từ một máy giám sát ở Colorado đã phát hiện một lượng
rất nhỏ của phóng xạ iot 131, thông cáo báo chí của Bộ Môi trường Mỹ cho hay.
Cùng ngày 24/3, Portland, Oregon cũng phát hiện một lượng phóng xạ iot 131 rất
nhỏ trong không khí.
Washington và California trước đó cũng báo cáo về việc phát hiện một lượng rất nhỏ đồng vị phóng xạ có thể từ nhà máy hạt nhân Nhật Fukushima bay tới.
Tại Nhật, các quan chức cho biết, lượng phóng xạ trong nước tại
một lò phản ứng tại nhà máy Fukushima đã tăng 10 triệu lần so với mức bình
thường hôm 27/3, buộc các công nhân phải sơ tán và lại một lần nữa trì hoãn nỗ
lực kiểm soát khu vực bị rò rỉ này. Tuy nhiên, sau đó công ty điện lực Nhật cho biết, số liệu trên là chưa chuẩn xác, là một sự sai sót và hiện đang kiểm tra lại.
Trận động đất 9 độ richter ở ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật hôm 11/3 đã gây ra một trận sóng thần ập lên bờ và làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây thêm phức tạp cho thảm họa nhân đạo làm hơn 10.000 người chết và khiến hàng trăm nghìn người mất nhà.
Tính đến 27/3, số người thiệt mạng vì thảm họa kép ở Nhật đã lên tới 10.489, và hơn 16.620 người mất tích. Số người thiệt mạng được dự đoán sẽ lên tới 18.000.
- Hoài Linh (Theo CNN, ST)