Theo phong tục đám cưới của Trung Quốc, trước khi vào phòng rước dâu, chú rể phải vượt qua các thử thách do nhà gái đưa ra. Tuy nhiên, hành động "chướng mắt" như phù dâu trong câu chuyện dưới đây thì quả là hiếm gặp.

Mới đây, một clip ghi lại hành động vô duyên của phù dâu đã khiến cộng đồng mạng không khỏi bức xúc.

Theo đó, đám cưới diễn ra tại Bắc Kinh. Không khí vui vẻ của buổi lễ bỗng chốc bị phá hỏng chỉ vì hành động oái ăm của phù dâu. Cô gái này đứng chặn đường, giấu giày trong áo ngực và yêu cầu chú rể lấy ra mới cho nhà trai qua cửa.

dam cuoi 1.jpg
Phù dâu gây bức xúc vì giấu giày vào ngực rồi bắt chú rể lấy ra mới cho đón dâu

Chú rể và dàn phù rể tưởng phù dâu chỉ bày trò để đòi thêm lì xì đỏ trước đi đón dâu nên liên tục đưa thêm lì xì. Thế nhưng, dù thuyết phục thế nào, cô gái vẫn không chịu cho chú rể đi qua. Quá chán nản, chú rể và dàn phù rể đành đứng chờ cô ta đùa chán rồi tự động tránh đường.

Cuối cùng, mẹ của chú rể không nhịn được nữa đã ra mặt giải quyết. Bà bước đến chỗ phù dâu rồi trực tiếp thò tay vào trong áo cô ta để lôi chiếc giày ra ngoài. Ban đầu, cô gái này còn phản kháng, nhưng nhờ người xung quanh giúp sức nên mẹ của chú rể đã thành công lấy được chiếc giày, giúp con trai tiếp tục lễ rước dâu.

Sự việc sau khi được đăng tải đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng". Đa số đều chỉ trích cô gái này là bất lịch sự, không biết xấu hổ và làm ảnh hưởng tới ngày vui của người khác. Phù dâu bình thường ai cũng sợ bị sàm sỡ, chỉ riêng cô gái này là ép buộc người khác "động chạm" vào mình.

Những trò lố trong đám cưới ở Trung Quốc

Ngày càng nhiều người trẻ muốn tổ chức đám cưới theo lễ nghi truyền thống, song họ khó cân bằng và triệt tiêu những trò đùa lố bịch tồn tại lâu đời.

Một cô dâu trẻ bẽn lẽn ngồi trên giường, xung quanh là khách dự đám cưới còn chú rể quỳ xuống và chuẩn bị hôn chân vợ theo yêu cầu. Cô dâu nói vài câu trấn an, nửa đùa nửa thật: "Anh đừng lo. Em đã rửa chân kỹ lắm rồi".

Đây chỉ là một trong những thử thách được yêu cầu trong đám cưới. Bởi theo phong tục truyền thống ở nước này, trước khi đón vợ đến địa điểm tổ chức tiệc cưới, chú rể phải vượt qua thử thách được nhà gái đưa ra.

2 dam cuoi.png
Một đám cưới ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, tháng 12/2018. Ảnh: VCG

Mới đây, một chú rể bị mẹ vợ tương lai ép uống nước rửa chân của cô dâu cũng đã khiến mạng xã hội Trung Quốc dậy sóng.

"Uống nước rửa chân ư, mọi người lấy đâu ra phong tục kỳ quái như vậy. Đây là lần đầu tôi nghe tới tục lệ này. Tôi có thể rửa chân cho vợ, nhưng uống nước rửa chân thì không bao giờ", chú rể nói rồi quyết định bỏ đi, từ chối tiếp tục hôn lễ này.

Anh nói thêm rằng, ban đầu nhà gái nói đưa của hồi môn bao nhiêu tùy thích, nhưng đến lúc rước dâu lại bày ra trò như vậy khiến mọi người xấu hổ.

dam cuoi 3.jpg
Chú rể bị mẹ vợ yêu cầu phải uống nước rửa chân mới được rước dâu.

Tháng 11/2018, người đàn ông 24 tuổi ở tỉnh Quý Châu đã qua đời ngay trong ngày cưới khi cố gắng thoát khỏi những khách mời có ý định lột đồ lót và bị ô tô đâm trúng. Cùng năm đó, chú rể họ Xia (cùng tỉnh) bị tàn tật sau cú ngã từ trên cao khi chân và tay bị trói chặt.

Đến năm 2021, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh chú rể bị trói vào gốc cây và để khách mời tra tấn bằng roi. Nghe tiếng la hét, khách tham dự càng phấn khích và mạnh tay hơn, vì coi đây là một điều may mắn cho cặp vợ chồng mới cưới.

dam cuoi 4.jpg
Phù dâu lấy chân chắn ngang cửa, tuyên bố chú rể phải chui qua háng mình thì mới được phép đón dâu trong một đám cưới diễn ở thành phố Diên Biên, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Trước tình trạng số vụ bạo lực gia tăng, tháng 5/2019, chính quyền tỉnh Sơn Đông đã ban hành lệnh cấm các nghi lễ mất kiểm soát và nhấn mạnh: "Các nghi lễ cổ xưa đã mất đi ý nghĩa. Bất cứ ai tham gia vào hành vi thô tục, gây rối trật tự xã hội đều bị xử phạt".

"Điều cần thiết là phải loại bỏ hành vi này, một số người đã quấy rối người khác dưới danh nghĩa đùa giỡn trong đám cưới", một người chia sẻ trên mạng xã hội.

Mặc dù nghi lễ của một đám cưới có thể biểu thị địa vị xã hội đã thay đổi của một người, nhưng suy cho cùng, chúng không phải là về biểu tượng, tiền bạc, hoặc ai đang có mặt. Chúng là phương tiện của cảm xúc, tình cảm và được chia sẻ bởi những người yêu thuơng.

"Tôi rất xúc động khi thấy chú rể bảo vệ cô dâu khỏi những phong tục địa phương đáng lo ngại. Anh ấy cẩn thận lau mồ hôi, dìu cô dâu vượt qua thử thách. Tất cả vì tình yêu họ dành cho nhau, cho lễ cưới và cam kết gắn bó lâu dài thay vì nhưng hủ tục lạc hậu. Chúng tôi có mặt để chứng kiến những chi tiết này", một cô gái trẻ tham dự một đám cưới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nói.

Theo Sức khỏe và Đời sống