Cổng làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được được GS. KTS Ejima Akiyoshi phục dựng dựa trên cơ sở các số liệu đo đạc rất công phu. Mô hình tại Bảo tàng Hà Nội được làm bằng loại gỗ quý bách hội của Nhật Bản và gỗ ramin (Đông Nam Á) làm cột tròn với kích thước rộng 90, sâu 60, cao 63, bằng tỷ lệ 1/10 so với kích thước thật. Đặc biệt các cấu kiện của mô hình rất chi tiết và có thể tháo ra, lắp vào phục vụ tập huấn tu bổ, giảng dạy.
Cổng làng Mông Phụ thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. |
Trước đó, một phiên bản khác của cổng làng Mông Phụ cũng đã được Bảo tàng Hà Nội phục dựng lại năm 2014 tại không gian sân vườn. Tháng 3/2017, GS. KTS Ejima Akiyoshi đã trao tặng mô hình cổng làng Mông Phụ này cho Bảo tàng Hà Nội bảo quản và trưng bày.
Cổng làng Mông Phụ thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, xây dựng vào thời Hậu Lê, năm 1553. Cổng làng Mông Phụ được coi là cổng chính của Đường Lâm, quay mặt về hướng Đông Nam, chếch Tây - hướng về núi Tổ (núi Tản Viên).
Mô hình cổng làng Mông Phụ do GS.KTS Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội). |
Về kiến trúc, cổng làng Mông Phụ dựng theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Tường của cổng được làm bằng đá ong đào từ lòng đất, cát lấy trên gò trong vùng rồi trộn vôi với mật, tạo thành hỗn hợp kết dính để xây cổng. Tường xây đá ong trần, chít mạch. Hai cánh cổng được làm bằng gỗ lim theo hình “cánh dế” dày chừng năm phân, xoay trên hai cối cổng bằng đá và hai bánh xe gỗ bọc thép.
Cổng làng Mông Phụ được tạo dựng tại sân vườn Bảo tàng Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội). |
Tuy nhiên, theo thời gian, cổng làng Mông Phụ đã bị xuống cấp. Vì vậy trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi (Nhật Bản) đã tiếp nhận và là chuyên gia cao cấp hướng dẫn tu bổ nhà cổ ở làng cổ Đường Lâm, cụ thể là cổng làng Mông Phụ.
Tình Lê
Nguyễn Tuấn Sơn, họa sĩ đam mê vẽ Kiều
Đam mê vẽ Kiều, Sơn đã từng thốt lên: "Nàng Kiều của tôi! Mối tình ngàn năm và mãi mãi…". Mối tình bất diệt này nồng nàn cháy bỏng đến nỗi trong giới nghệ thuật người ta đặt cho Nguyễn Tuấn Sơn biệt danh "Sơn Kiều".