Tại Quảng Bình, là địa phương có quy hoạch phát triển rừng toàn diện, từ tổ chức sản xuất giống cây trồng đến khâu chế biến, toàn tỉnh có 65 cơ sở sản xuất giống cây trồng, với công suất 5 - 7 triệu cây/năm; 13 nhà máy sản xuất dăm giấy, công suất bình quân 120.000 - 180.000 tấn/năm…
Mức khoán bảo vệ rừng còn thấp. Ảnh minh họa |
Nhưng với mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất từ ngân sách Nhà nước còn thấp, mới đáp ứng khoảng 12% so với chi phí mà người dân phải bỏ ra để đầu tư trồng rừng gỗ lớn. Hiện phần lớn các hộ tham gia trồng rừng kinh tế khó khăn, thu nhập từ việc đầu tư trồng rừng mang lại thấp, thời gian thu hồi vốn dài… nên chưa thu hút được các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư.
Ngoài ra, theo quy định mức khoán hỗ trợ đầu tư phát triển rừng như, đơn giá hiện nay với là 300.000 đồng/ha, mỗi hộ gia đình được nhận khoán không quá 30ha, thì 1 năm, mỗi hộ chỉ được 9 triệu đồng, không bảo đảm thu nhập của người dân.
Theo ông Hoàng Văn Hào, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích bình quân 30ha/hộ là thấp, không bảo đảm thu nhập cho người nhận khoán bảo vệ rừng.
Hằng Nga