Trong một động thái mới, CEO của Qualcomm, ông Steve Mollenkopf, xác nhận công ty của ông hiện đã nối lại giao dịch với Huawei. Theo ông Mollenkopf, Qualcomm cũng đang tìm cách đảm bảo một thỏa thuận cung cấp dài hạn với Huawei nhưng không tiết lộ những thành phần nào đang được bán.
Vào tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ bắt đầu cấp giấy phép đặc biệt cho các công ty muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh với Huawei.
CEO Qualcomm xác nhận công ty đã nối lại giao dịch với Huawei |
Tuy nhiên, có 1 điểm đáng chú ý, đó là các công ty Mỹ sẽ chỉ được phép bán các linh kiện đã phổ biến trên thị trường, trong đó có danh sách những vi xử lý di động. Vào tháng 8/2019, Huawei đã được gia hạn thêm 90 ngày để tiếp tục giao dịch với các công ty Mỹ. Cuối tháng đó, các nguồn thạo tin cho biết, đã có hơn 130 công ty Mỹ nộp đơn xin giấy phép đặc biệt.
Mặc dù đã tự sản xuất một bộ chipset của riêng mình, Huawei vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị mua từ Qualcomm. Được biết, năm 2018, một mình Huawei đã chi khoảng 11 tỷ USD cho thương mại với các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron.
Vào tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ bắt đầu cấp giấy phép đặc biệt cho các công ty muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh với Huawei. |
Qualcomm đang trải qua quãng thời khó khăn, khi báo cáo tài chính quý vừa rồi không được như mong đợi. Cụ thể, doanh thu của công ty giảm 13%, thu nhập ròng giảm tới 34% khi so với cùng kỳ năm trước.
Một phần nguyên nhân được ông Steve Mollenkopf chỉ ra là do lệnh cấm của chính quyền Mỹ, khiến lượng đặt hàng các modem 5G của Qualcomm từ Huawei cũng bị giảm xuống. Lệnh cấm này cũng khiến Huawei tập trung hơn vào thị trường trong nước, giành thêm thị phần của Xiaomi, Vivo và Oppo, những nhà sản xuất điện thoại sử dụng chip của Qualcomm.
Theo NCĐT/GsmArena
Mỹ cáo buộc Huawei có nhiều công ty con bí mật ở Syria
Các công ty con là những tấm bình phong của Huawei nhằm qua mặt Mỹ để làm ăn với Syria, Sudan và Iran. Đây đều là các quốc gia đang bị Mỹ cấm vận.