Theo đó, một người nhận hối lộ 1 triệu rúp trở lên có thể phải nộp phạt gấp cả trăm lần số tiền đã nhận, hoặc đối mặt với 15 năm tù giam.
Tiền từ đâu tới?
Trước đó, có thông tin rằng, Nga
đã sẵn sàng tiến hành một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Các quan chức chính phủ và thành viên quốc hội sẽ nhận được yêu cầu không chỉ kê
khai thu nhập, mà còn cả chi tiêu của họ.
Ảnh minh họa: Rian
Thủ tướng Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ chuẩn bị sửa đổi quy định cần thiết.
Thói quen lối sống của các quan chức Nga sẽ được phản ánh cân xứng với nguồn thu nhập của họ. Trong năm 2008, Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh cần chống tham nhũng, yêu cầu quan chức kê khai thu nhập của họ. Ông Putin thì đi một bước xa hơn khi yêu cầu quan chức, nghị sĩ công khai các khoản chi tiêu cũng như nói rõ tiền từ đâu tới.
Đây là bước đi cần thiết bổ sung cho việc kê khai tài sản. Vladimir Yuzhakov thuộc Trung tâm Phát triển chiến lược - một tổ chức tư vấn ở Moscow cho biết: "Kê khai thu nhập chỉ có thể được thẩm tra thông qua mức chi tiêu cân xứng. Đây là điều được tiến hành ở hầu hết các nước phát triển và được coi là nhân tố chính trong cuộc chiến chống tham nhũng. Biết rõ mọi người chi tiêu thế nào sẽ cho phép có câu hỏi về nguồn tiền từ đâu tới và khiến cho quan tham không có cơ hội sử dụng công quỹ trái phép”.
Tịch thu, phạt tiền, điều tra hình sự
Nghị sĩ Viện Duma Dmitry Vyatkin nói: "Một nhóm đặc biệt đã được thiết lập để thực hiện cơ chế này. Đây là vấn đề phức tạp và các khía cạnh liên quan cần được xem xét chi tiết. Có lẽ nó sẽ đòi hỏi một đơn vị chức năng chuyên thu thập, xác minh và đánh giá những tài liệu kê khai”.
Nhiều quốc gia đã có biện pháp theo dõi chặt chẽ thu nhập của công chức. Ví dụ, ở Singapore, nếu không thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản thì tài sản sẽ bị tịch thu. Tại Nhật Bản, một quan chức có nguồn thu nhập thêm phải cung cấp báo cáo quý về hoạt động tài chính của mình. Còn ở Mỹ hay EU, sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu sẽ là lý do tốt để nhân viên thuế vụ “viếng thăm”.
Nghị sĩ Viện Duma Anton Belyakov nhấn mạnh: "Ngay khi một người đóng thuế với thu nhập hàng năm là 30.000 USD có một chiếc xe hơi trị giá 50.000 USD, anh ta sẽ nhận được cú điện thoại từ cơ quan chức năng, yêu cầu giải thích tiền từ đâu tới. Nếu không thể giải thích, may mắn nhất là nguồn tài sản không chứng minh được sẽ bị tịch thu. Còn tệ hơn, anh ta sẽ phải đối mặt với việc phạt tiền hay bị điều tra hình sự”.
Theo ông Belyakov, theo dõi mức chi tiêu là biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất, nhưng không nên giới hạn ở bản thân các quan chức.
Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa
phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng
chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt
động chính
của chương trình - sẽ được tổ
chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.
VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân
hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ
phát triển
Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh
(DFID-UK), Đại sứ quán
Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để
hỗ trợ các ý
tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh
bạch, mang tới môi
trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
-
Thái An (Theo The Voice of Russia)
-
Tham
nhũng mới tại Trung Quốc: Hối lộ qua đấu giá