Chính phủ lại dự kiến "trả" các DNNN lớn về cho các bộ quản lý. Trong khi đó, mô hình "bộ chủ quản DN" đã từng được nỗ lực chấm dứt để tách quản lý nhà nước khỏi chủ quản DN dường như đang quay lại.
Tập đoàn Vinashin sẽ thành tổng công ty?
Tập đoàn: ‘Dấu ấn’ thí điểm và đặc thù
Giải tán hai tập đoàn: Thời điểm nhìn lại
Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ
Quay lại với mô hình "bộ chủ quản"Tập đoàn: ‘Dấu ấn’ thí điểm và đặc thù
Giải tán hai tập đoàn: Thời điểm nhìn lại
Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ
Dự thảo Nghị định mới của Chính phủ về quyền chủ sở hữu Nhà nước ở các DNNN đã nêu rõ, các bộ chuyên ngành sẽ là cấp trên trực tiếp của tập đoàn. trong khi đó, sau giải tán tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD), các công ty mẹ và Tổng công ty thành viên của 2 đơn vị này đã được đầu quân về Bộ Xây dựng.
Điều này dường như mâu thuẫn với những quan điểm cải cách DNNN đã được thống nhất gần đây là phải phân định rạch ròi chức năng quản lý Nhà nước và chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu tại các DN.
Ông Bùi Văn Dũng, Trưởng ban Cải cách doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ: "Chúng ta đã có gần 20 năm đề ra chủ trương xóa bỏ chế độ "bộ chủ quản" của cơ quan hành chính đối với DNNN. Thế nhưng, quản lý DNNN hiện nay vẫn in đậm dấu ấn quản lý hành chính".
Cơ chế "bộ chủ quản" đã áp dụng từ thời kỳ trước năm 1995. Khi đó, các bộ, tỉnh, UBDN cấp huyện là cơ quan hành chính chủ quản nhưng đồng thời thực hiện tất cả các chức năng quyền chủ sở hữu đối với các DNNN.
Nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa tách bạch được chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước khiến hiệu lực hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là một trong nguyên nhân khiến hiệu quả hoạt động DNNN chưa được cải thiện.
Vinashin sẽ quay về thuộc bộ GTVT? |
Mô hình này dễ gây ra cơ chế xin - cho, gây ra những nhầm lẫn, nhập nhằng trong cách hành xử của cơ quan quản lý đối với DNNN. Bộ máy cán bộ của các bộ, các tỉnh thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước thiếu tính chuyên nghiệp, không đủ khả năng, thực lực để đảm nhiệm vai trò nhà đầu tư, nhất là khi chúng ta thiếu hẳn cơ chế công khai, minh bạch hoạt động của các Tập đoàn, DNNN. Hậu quả là, cơ chế hiện nay đã tạo ra một sân chơi không bình đẳng giữa các DNNN và các DN thuộc thành phần kinh tế khác.
Sau 1/7/2010, thời điểm mà theo Luật Doanh nghiệp, sẽ "khai tử' mô hình DNNN, chuyển sang cổ phần hóa thì lại tồn tại một khoảng trống pháp lý rất lớn về chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại các DN có vốn Nhà nước.
Về điểm này, TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng bày tỏ: "Việc cần tách bạch 2 chức năng trên có sự đồng thuận về nguyên tắc, nhưng thảo luận chính sách cụ thể, lại bất đồng. Việc tách chức năng không ai phản đối, có ý kiến do dự nhưng khi thiết kế cụ thể xem cách thế nào thì ý kiến rất khác nhau, dường như ai cũng nghĩ đó là việc của tôi không phải của người khác. Tuy nhiên, nếu làm không triệt để hệ lụy với kinh tế rất lớn".
Và khi cuộc tranh cãi này về các chức năng quản lý Nhà nước và chủ sở hữu ở DNNN còn chưa chấm dứt, mô hình "bộ chủ quản" lại quay trở lại.
Dư luận không khỏi hoài nghi chuyện một loạt Tập đoàn tới đây về nằm dưới trướng các Bộ thì điều này có phù hợp với chương trình cải cách DNNN không? Vấn đề chưa rõ ràng ở đây là mô hình "bộ chủ quản" trên chỉ là bước tạm thời hay đây là sẽ mô hình quản lý tập đoàn lâu dài?
Lúng túng và lặp lại?
Bình luận về câu chuyện này, TS Lê Đăng Doanh ví von: "Đây là miếng bít- tết rất dai, ninh mãi không nhừ, thỉnh thoảng lôi ra nhai lại".
TS Doanh nhấn mạnh: "Muốn thành công phải làm rõ việc lẫn lộn chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu như thế nào. Điều này sẽ phải hỏi các doanh nghiệp chứ đến hỏi bộ thế nào cũng bảo không có gì đâu", ông Doanh nhấn mạnh.
Vị chuyên gia bày tỏ: Nếu không cải cách được bộ máy Nhà nước, pháp luật, thể chế thì không cải cách được DNNN. Vì DN dựa vào bộ máy đấy để thực hiện nhiệm vụ", ông Doanh nói.
"Vừa qua là thời gian vàng cho DNNN và các Tập đoàn. Nay cần sớm có luật về chủ sở hữu nhà nước trong DNNN, luật về đầu tư công. Các luật làm rõ tiền của nhà nước, của dân kinh doanh phải tạo lợi nhuận. Và ngay lập tức, thực hiện công khai minh bạch hoạt động DNNN như DN niêm yết, có trách nhiệm báo cáo như báo cáo cổ đông để xã hội giám sát chứ Chính phủ không thể quản lý được", TS Doanh kiến nghị.
Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc cần làm hiện nay là phải sớm tách bạch toàn diện chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu của các cơ quan hành chính Nhà nước tại các DN.
Trong đó, chủ sở hữu phải hạn chế việc can thiệp trực tiếp hoặc chỉ đạo mang tính hành chính vào DNNN, hạn chế tối đa tình trạng nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả quản lý Nhà nước, giám sát của chủ sở hữu. Trên cơ sở này, hình thành một đầu mối tập trung, chuyển chức năng chủ sở hữu này về một cơ quan độc lập, trung lập hơn.
Bên cạnh đó, phải hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu. Các chủ thể này bao gồm Quốc hội, Chính phủ.
Trong báo cáo mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội về kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng đây là thời điểm cần làm rõ vai trò và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước tại cácDNNN theo nguyên tắc thị trường, theo đó quản lý nhà nước là thuộc chức năng công quyền, còn quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DN thuộc chức năng kinh doanh, là thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại DN.
Phạm Huyền