- Sáng nay, phiên họp HĐND tỉnh Quảng Nam thứ 5, khóa 9 đã thông qua nghị quyết sửa đổi bổ sung về quy hoạch 4 thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Nam Trà My.
Các đại biểu đã biểu quyết thống nhất xây dựng thêm 4 thủy điện tại huyện miền núi Nam Trà My.
Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam biểu quyết xây dựng 4 thủy điện |
Trước đó, UBND tỉnh có tờ trình gửi HĐND tỉnh, đề nghị bổ sung 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Nam Trà My, gồm Trà Linh 1; Tăk Lê; Nước Lah và Trà Leng có tổng công suất 78,8 MW.
Cả 4 dự án thủy điện này sẽ “ăn” khoảng 144ha đất. Trong đó, 60ha thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất; số còn lại không ảnh hưởng đến đất lúa, đất canh tác của người dân.
Bà Lê Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho hay, việc đầu tư xây dựng thêm thủy điện là không cần thiết và chưa tính đến hệ lụy sâu xa và sẽ là “tội đồ” cho cháu con mai sau khi xây dựng những quả bom nước treo lơ lửng trên đầu thượng nguồn sông Thu Bồn và "ăn" đất rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống cho bà con dân tộc trong tương lai.
“Quảng Nam có thể nói là “thủ phủ” của thủy điện và là tỉnh có nhiều thủy điện nhất nước. Hiện đã có 18/42 dự án thủy điện đi vào hoạt động. Trong đó 7 nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia - Thu Bồn và 11 công trình thủy điện nhỏ và vừa đi vào hoạt động, 17 công trình thủy điện đang triển khai. Nhiều tác động đến môi trường gây thiệt hại cho người dân hạ du mỗi mùa mưa lũ đã minh chứng cho việc đầu tư xây thêm thủy điện là chưa cần thiết”, bà Thủy nói.
Bà Thủy khẳng định: Diện tích rừng bị thu hẹp để làm thủy điện sẽ tác động đến môi trường sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đời sống, văn hóa của đồng bào miền núi vốn gắn liền với thiên nhiên, gắn liền với rừng.
Phản bác ý kiến của bà Thủy, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho rằng xây dựng thêm 4 thủy điện là cần thiết. Theo ông, huyện miền núi này đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nguyên nhân do thiếu điện.
“Điện lưới trên địa bàn chỉ có một đường dây 35kV nên cứ chiều tối là mất điện, vào mùa mưa có khi mất cả tuần”, ông Bửu nêu khó khăn và nói thêm để đầu tư đường dây 110Kv từ huyện Bắc Trà My thì cần kinh phí hơn 400 tỷ đồng, tiền thì không có. Việc xây dựng 4 thủy điện này giảm được nguồn ngân sách lớn, vì doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư đường dây.
Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Quang Thử cũng cho rằng việc xây dựng 4 thủy điện đã được xem xét rất kỹ. Cả 4 nhà máy có công suất nhỏ, chiếm diện tích đất rừng ít; ảnh hưởng tự nhiên, môi trường sinh thái nhỏ. Hồ chứa các nhà máy không đáng kể, hồ lớn nhất một triệu m3, còn lại từ 500-600 nghìn m3.
Bất chấp nguy hiểm, người dân ùn ùn xem thủy điện xả lũ
Hàng nghìn người dân sáng nay nô nức kéo nhau về nhà máy thủy điện Hòa Bình để xem xả lũ, bất chấp nguy hiểm.
Quảng Nam đề nghị xây thêm 4 thủy điện ở vùng hay động đất
UBND tỉnh Quảng Nam có tờ trình gửi HĐND tỉnh đề nghị bổ sung 4 nhà máy thủy điện vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở địa bàn.
Bội tín tiền tỷ giải phóng mặt bằng xây thủy điện
Hàng trăm gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng không như danh sách ký nhận ban đầu ở huyện Tương Dương, Nghệ An.
4 thủy điện dồn dập xả lũ, nhấn chìm hạ du
Đến trưa nay, toàn tỉnh Quảng Nam có mưa, nhiều nơi bị ngập hoàn toàn. 4 nhà máy thủy điện vẫn đồng loạt vận hành xả lũ.
15 hồ thủy điện cùng nhau xả lũ, dân chạy lụt suốt đêm
Ngập lụt đang xảy ra tại khắp các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Ít nhất 3 người tử vong, hàng ngàn ngôi nhà ngập và hư hỏng.
Thủy điện dồn dập xả lũ, Hội An ngập mênh mông
Mưa lớn kết hợp thủy điện xả lũ dồn dập trong vài ngày qua khiến phố cổ Hội An ngập sâu.
Thủy điện xả lũ: Ba bề bốn bên dân không biết đi đâu
Chúng ta không phát triển thủy điện bằng mọi giá cũng như không phát triển các dự án bằng mọi giá - Bộ trưởng Công thương khẳng định.
Thủy điện xả lũ báo tin 1h sáng, trở tay không kịp
Việc xả lũ của nhà máy thủy điện An Khê – KaNak vào lúc 1 giờ sáng 1/11 khiến nhiều huyện trở tay không kịp...
Vũ Trung