Quảng Trị nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc miền Trung đất nước, là tỉnh “đầu cầu” của Việt Nam trên tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây. Với vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng đó, Quảng Trị hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong cả nước và quốc tế.  

Theo Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Trị có 7 huyện ưu tiên thực hiện Chương trình gồm: Huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Huyện đảo Cồn Cỏ, Gio Linh, Hải Lăng và Triệu Phong.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo triển khai tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, xây dựng các vùng chuyên canh lúa hữu cơ.

Đến nay, nhiều nông sản chủ lực của tỉnh đã được cấp chứng nhận, nhãn hiệu như chỉ dẫn địa lý cho hồ tiêu Quảng Trị và chè vằng Quảng Trị; nhãn hiệu tập thể đối với cam K4 Hải Phú, cà phê Khe Sanh, gạo sạch Hải Lăng, ném Vĩnh Linh, ném Hải Lăng, khoai môn Vĩnh Linh, chuối Hướng Hóa, rau Đông Hà, dưa hấu Vĩnh Tú…; chứng nhận hữu cơ với tiêu Vĩnh Linh, tiêu Gio An (Gio Linh), gạo Triệu Phong; sản phẩm được chứng nhận OCOP với gạo sạch Triệu phong, hạt tiêu Cùa, cà gai leo An Xuân…

W-caphe.png
Cà phê Khe Sanh

Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng xây dựng chương trình OCOP. Tính đến tháng 11/2023, tỉnh Quảng Trị có 113 sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm đạt 4 sao, 71 sản phẩm đạt 3 sao. Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 đến 3 sản phẩm 5 sao, 15 đến 20 sản phẩm 4 sao, có 1 đến 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng; đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 đến 7 sản phẩm

Tính đến tháng 11/2023, tỉnh Quảng Trị có 113 sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm đạt 4 sao, 71 sản phẩm đạt 3 sao. Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 đến 3 sản phẩm 5 sao, 15 đến 20 sản phẩm 4 sao, có 1 đến 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng; đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 đến 7 sản phẩm.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương, thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, tham gia các hoạt động kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm và mở rộng nhà phân phối sản phẩm.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường; coi trọng công tác truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, thương mại điện tử... để các sản phẩm nông sản được tiếp cận và quảng bá rộng rãi hơn ở thị trường trong nước và quốc tế.

Nhóm PV