Ở Ethiopia, năm sinh của Chúa Giêsu Kitô được công nhận muộn hơn 7 - 8 năm so với lịch Gregorian (lịch Tây), do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra vào năm 1582.

Dù đa phần các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng lịch Tây, nhưng Ethiopia vẫn giữ nguyên cách tính lịch của mình.

Gondar e1509200828193.jpg
Người dân Ethiopia đến nay vẫn đặc biệt ưa chuộng lịch của cha ông truyền lại. Ảnh: Visit Africa

Eshetu Getachew, Giám đốc điều hành của công ty Rotate Ethiopia Tours And Travel cho biết: “Chúng tôi là duy nhất. Chúng tôi có lịch riêng, bảng chữ cái riêng và truyền thống văn hóa riêng của đất nước mình".

Theo lịch của Ethiopia, một năm được chia thành 13 tháng, trong đó 12 tháng có 30 ngày. Tháng cuối cùng có 5 ngày, hoặc 6 ngày trong năm nhuận.

Khách du lịch đến thăm Ethiopia thường sửng sốt khi tưởng “quay ngược thời gian”. Không ít người còn thể hiện sự bàng hoàng trên mạng xã hội.

ae23q351235.jpg
Các hãng hàng không của Ethiopia dùng lịch Tây. Ảnh: Marc Fernandes/NurPhoto

Một điểm khác biệt nữa là Ethiopia chào đón năm mới vào ngày 11/9, thay vì 1/1 như nhiều nơi khác. Trang Culture Trip cho hay, "năm mới" trong tiếng bản địa được gọi là Enkutatash, có nghĩa là "món quà trang sức".

Ngoài cách tính ngày tháng riêng biệt, Ethiopia còn là quốc gia duy nhất sử dụng hệ thống thời gian mà đồng hồ 12 giờ được tính từ bình minh đến hoàng hôn và từ hoàng hôn đến bình minh.

Điều đó có nghĩa rằng 0h ở Ethiopia tương ứng với 6h sáng ở các nước khác. Giữa ngày không phải là 12h trưa, mà là 6h chiều.  

dfasdfsd.jpg
Ảnh: CNN

Cách tính giờ giấc ở đất nước này có thể gây ra nhiều nhầm lẫn, đặc biệt đối với du khách.

"Khi tôi mua vé máy bay, các hãng hàng không sử dụng lịch Tây nên tôi phải kiểm tra lại ba hoặc bốn lần để hiểu thời gian của mình", một nhiếp ảnh gia người Ethiopia nói thêm.