XEM CLIP:

Chạy dọc con đường liên xã Đại An, làng rau Bầu Tròn lọt thỏm giữa cánh đồng rộng rãi nằm ngay bên sông Quảng Huế. Đây là làng rau lớn nhất tỉnh này, cung ứng rau, củ, quả nội tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác.

Hai bên đường, vài chục người dân đang chăm lo cho những luống khổ qua, đậu cô ve… của mình để vớt vát cho vụ mùa tiếp theo.

Cơn mưa trái trời diễn ra cách đây hơn 1 tháng, cùng với trận mưa từ ngày 26-29/12/2021 trút xuống làng rau khiến ai nấy đều thất thần. Họ hiểu rằng, sau cơn mưa, những luống rau, luống củ quả sắp thu hoạch sẽ đối diện với việc hư hỏng, thất mùa.

Một cái tết không có “thịt”

“Buồn quá con à, năm nay thời tiết không ủng hộ, nhà bác mất hơn một nửa rồi”, ông Nguyễn Nam (62 tuổi, ở thôn Phú Phước, xã Đại An) thở dài.

{keywords}
 

 

{keywords}

Ảnh hưởng mưa lớn thời gian qua khiến nhiều giàn mướp của vùng rau Bàu Tròn bị hư hỏng

{keywords}

Gia đình ông Nguyễn Nam (62 tuổi, ở thôn Phú Phước, xã Đại An) mất trắng 1 sào khổ qua

Năm nay gia đình ông trông chờ vào 1 sào khổ qua và 2 sào đậu cô ve để mong cái Tết no ấm hơn, nhưng giờ đây chỉ hy vọng mong lấy lại được vốn.

Vườn nhà ông Nam mất trắng 1 sào khổ qua, 2 sào đậu cô ve cũng vơi đi phân nửa vì trận mưa trái trời. Ông phải phá giàn, gieo lại 1 sào đậu cô ve do hư hỏng.

Theo ông Nam, chưa bao giờ thời tiết lại oái oăm như năm nay, mưa lớn dẫn đến việc úng nước, thân cây chết, cộng với việc sâu bệnh phát triển làm các loại quả hư hoặc thối.

“Năm nay coi như mất Tết rồi, dịch Covid-19 khiến đầu ra không ổn định, phân bón, giống, vật liệu như lưới, sào đều đắt đỏ mà giá cả vẫn không lên được”, ông Nam mệt mỏi nói.

Cách đó không xa, vườn của ông Huỳnh Bá Thành (54 tuổi, thôn Phú Phước) cũng gặp tình trạng tương tự. Vườn nhà ông trồng lạc, đậu cô ve, bắp, mướp, bầu mỗi loại 3 sào khiến ông điêu đứng vì trận mưa vừa qua.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Đống khổ qua hư hỏng được người dân bỏ bên bờ sông Quảng Huế
{keywords}
Người dân vớt vát những trái khổ qua chưa bị hư

Số vốn cho mỗi sào hoa màu này được ông Thành ước chừng 5 triệu, bao gồm giống, thuốc, phân bón, công… Những năm trước, mỗi sào gia đình ông kiếm được từ 8-10 triệu tuỳ theo loại. 

Năm nay thời tiết thất thường, từ tháng 11 đến hết năm vừa rồi, có thời điểm mưa 10 ngày liên tục, khiến vợ chồng ông phải phá nhiều sào củ quả để trồng lại. “Riêng bắp chúng tôi đã phá đi trỉa lại 2 lần. Đậu cô ve, mướp hư hại hơn một nửa”.

“Với tình hình như hiện tại, tôi chỉ mong lấy lại vốn nhưng sợ không được”, ông Thành than thở.

Sản lượng giảm hơn 1 nửa

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Mười (61 tuổi, thôn Phú Phước) vẫn đang thấp thỏm lo âu vì 4 sào ớt, khổ qua, mướp cũng đang mất mùa trầm trọng.

Bà Mười gắn bó với làng rau Bàu Tròn hơn 30 năm nhưng chưa năm nào gặp thời tiết như năm nay. Các giàn khổ qua bắt đầu ngả vàng, giàn mướp quả thưa thớt, không lớn, lá bắt đầu khô quặp lại báo hiệu cây sắp chết.

{keywords}
 
{keywords}
Người dân tranh thủ trồng lại những luống rau mới nhưng không thể kịp để phục vụ Tết

Bà Mười tiếp lời, những năm trước mỗi sào khổ qua thu lại tầm 1,5 tấn, năm nay con số này khoảng 500kg. Với mướp khoảng 1 tấn nhưng giờ chưa đến 400kg.

Với số lượng thu hoạch như vậy, mỗi năm gia đình bà kiếm khoảng 100 triệu đồng, nhưng năm nay thì chưa đến 30 triệu.

Cô Nguyễn Thị Ba (58 tuổi, thôn Phú Phước) bần thần vì mất trắng 3 sào bí đao; còn 8 sào khổ qua, đậu cô ve, bắp cũng ảnh hưởng trầm trọng sau trận mưa kéo dài. Những quả khổ qua hư hỏng hoặc bị vàng được người dân cắt bỏ mang đổ thành đống dọc bờ sông.

“Với 10 nghìn đồng trên 1kg, giá khổ qua bèo bọt khiến chúng tôi cũng nản. Nhưng giờ còn nước thì còn tát, được đồng nào hay đồng đó thôi” - lời cô Ba xót xa nói.

Trưởng thôn Phú Phước Nguyễn Hữu Nhàn thông tin, làng rau có 221 hộ dân với 45 hecta hoa màu, củ quả chủ yếu là khổ qua, đậu cô ve, bắp, mướp, lạc…Sau khi được chính quyền hướng dẫn, người dân tại làng rau Bàu Tròn đã khai báo thiệt hại trong năm nay để được hỗ trợ.

“Sau khi kê khai thiệt hại, có gần 35 hecta hoa màu, củ quả của người dân bị hư hỏng hoặc mất trắng. Chúng tôi đã lập danh sách và đưa lên cấp trên đợi phê duyệt để hỗ trợ. Những năm trước, sau Tết Nguyên Đán người dân sẽ nhận được số tiền hỗ trợ này”, ông Nhàn nói.

Công Sáng

Vắng thương lái, người trồng hoa ở Đà Nẵng lo ‘mất Tết’

Vắng thương lái, người trồng hoa ở Đà Nẵng lo ‘mất Tết’

Tết Nguyên đán đang cận kề nhưng những ngày này tại các nhà vườn trồng mai, cúc, vạn thọ…ở Đà Nẵng đìu hiu, vắng thương lái hỏi mua.