Vườn rau rừng cổ thụ khổng lồ, bán 100 triệu

Đó là vườn rau rừng của anh Võ Hoài Thanh (SN 1985, tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh). Trong vườn của anh Thanh hiện có hơn 300 gốc rau rừng từ 50 tuổi trở lên cùng với hơn 4.000 gốc rau rừng khác được trồng trên diện tích khoảng 2 ha, được coi là vườn rau rừng lớn nhất tỉnh Tây Ninh.

Vườn nhà anh Thanh có nhiều loai rau rừng được ưa chuộng hiện nay như lộc vừng, chòi mòi, mặt trăng, trâm ổi,... Mỗi ngày, anh cung cấp ra thị trường khoảng hơn 100kg rau rừng các loại cho khách quen. Với giá rau rừng được bán trên thị trường hiện nay, vườn rau này cho thu nhập khoảng 4- 5 triệu đồng/ngày.

{keywords}
Những cây rau rừng có tuổi đời hàng chục năm

Anh Thanh cho biết, những gốc rau rừng “cao tuổi” do anh mày mò tìm mua về trồng trong thời gian dài. Trong hơn 300 gốc rau rừng cổ có những gốc tuổi đời hơn 100 năm, giá bán trên thị trường hiện nay là hơn 100 triệu đồng/gốc nhưng không dễ mua được.

Vườn rau trên sân thượng tốt như... rau quả 'đột biến'

Khu vườn sân thượng được gia đình chị Hải Anh (TP.HCM) trồng từ năm 2015, trên nóc tầng 4 với tổng diện tích là 80 m2. Trong vườn chị áp dụng nhiều loại chậu trồng từ tháp rau, chậu có bánh xe đẩy hay thùng earthbox áp dụng cho cây leo, đảm bảo cây luôn được cung cấp nước, có thể đến 6 ngày không cần tưới mà đất vẫn ẩm, dù Sài Gòn mùa khô nóng... 

{keywords}
Vườn rau trên sân thượng của chị Hải Anh.

Vườn có nhiều loại từ rau ăn lá (rau cải, rau muống, mồng tơi, xà lách và các loại gia vị), các loại rau ăn trái (khổ qua, dưa leo, bí, đậu đũa, đậu rồng, mướp, đậu cove... ) và còn trồng thêm một số cây ăn quả (dưa hấu, dưa lưới... ). 

Nhìn những loại rau quả tươi tốt quá mức từ vườn của chị, nhiều người bạn còn đùa trồng ra rau "đột biến". Chị Hải Anh từng phải thanh minh củ su hào tím chứ không phải khoai lang, bởi Sài Gòn nắng nóng mà su hào chị trồng to như ở xứ lạnh.

Kỷ lục Việt Nam: Cây sanh cổ định giá gần 500 tỷ

Mới đây, tại Festival cây cảnh, đá quý, đá phong thủy lần thứ 3, một cây sanh cổ có tên "Nham thạch bách niên" của một doanh nhân Thanh Hóa được một người Nhật định giá hơn 20 triệu USD (khoảng hơn 460 tỷ đồng). Đây là cái giá đắt nhất từ trước đến nay cho 1 cây sanh ở Việt Nam. Mấy năm trước, siêu sanh “mâm xôi con gà” được định giá 120 tỷ cũng khiến giới chơi cây xôn xao.

{keywords}
Cây sanh được định giá hơn 20 triệu USD.

Việc cây sanh được định giá khủng như vậy khiến nhiều người ngỡ ngàng. Không ít người nghi ngờ đây là chiêu thổi giá. 

“Siêu cây” này có 9 thân vạm vỡ, chắc khỏe tượng trưng cho 9 con rồng hội tụ từ một gốc liền, tay tán bông đĩa có tỉ lệ rất hợp lý, hình thành 81 bông tán tựa tản vân. Phần thân và gốc cây địa y toàn thân trắng xóa đã chuyển sang màu đồng dạng nham thạch.

Quả bí ngô 'siêu khổng lồ' nặng hơn một tấn

Tại Lễ hội bí ngô quốc tế được tổ chức tại thành phố Ludwigsburg (Liên bang Đức), quả bí ngô khổng lồ nặng hơn một tấn của 1 nông dân đến từ Bỉ đã giành chiến thắng. Theo chỉ số cân đo được, quả bí ngô này nặng 1.013 kg.

Bí ngô nặng nhất thế giới được ghi trong Sách kỷ lục Guinness nặng 1.190kg. Nó được trồng bởi nhà làm vườn người Bỉ Mattias Willemyens năm 2016, phá kỷ lục năm 2014 của quả bí ngô nặng 1.054kg.

{keywords}
Quả bí ngô khổng lồ nặng hơn 100 kg được anh Định thu hoạch chuẩn bị lễ hội Halloween.

Trong khi đó, tại Việt Nam, vườn bí ngô khổng lồ độc đáo nặng hơn 100 kg của anh Nguyễn Định (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cũng đang thu hút khách tham quan.

Theo anh Định, vào thời điểm quả bí phát triển nhanh nhất, mỗi ngày ước tính trái phải tăng thêm tới 4-5kg. Những quả bí ngô khổng lồ này có giá hơn 10 triệu đồng/quả to, quả nhỏ có giá không dưới 5 triệu đồng.

Nhà hàng đun nồi nước dùng suốt 75 năm cho khách ăn

Một nhà hàng đun đi đun lại nồi nước dùng suốt 75 năm nay mà không thay mới. Câu chuyện tưởng như chỉ xuất hiện trong phim "kinh dị" nhưng lại hoàn toàn có thật ngoài đời thực.

Nhà hàng Otafuku, Nhật Bản, đã đun đi đun lại nồi nước dùng kể từ năm 1945 đến nay. Họ chỉ chế thêm nước khi hơi nước bốc hơi, chứ không thay nồi nước mới. Điều này dường như "gây sốc" với thực khách nước ngoài, nhưng nó làm món oden ở Otafuku có chất lượng tuyệt ngon.

{keywords}
Cận cảnh món hầm oden nổi tiếng.

Thông thường, nước dùng oden phải hầm trong thời gian dài. Độ dài trong 10 năm không phải làm hiếm gặp, nhưng nồi nước tới 75 năm tuổi như ở nhà hàng Otafuku là điều hiếm có.

Trước đó, thực khách từng sửng sốt khi biết bí quyết nấu ngon của nhà hàng Wattana Panich ở Bangkok, Thái Lan, chuyên món mì bò hầm nổi tiếng với nồi nước đun đi đun lại suốt 45 năm qua.

Kem vị chuột lang đắt hàng tại Ecuador

Chuột lang thường được nuôi như thú cưng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tại một số quốc gia Mỹ Latinh như Colombia, Peru và Bolivia, chúng được chế biến thành món ăn truyền thống.

Ở Ecuador, người dân thường nấu chuột lang với muối, dùng cùng khoai tây và nước sốt đậu phộng. Tuy nhiên, một phụ nữ tại Ecuador đã đưa món ăn lên một cấp độ khác với kem có vị chuột lang, có giá 1 USD.

{keywords}
Pilapana chế biến kem vị chuột lang.

Kiến, ve sầu và giun được sử dụng để chế biến một số món đồ tráng miệng ở các vùng như Mỹ Latinh. Song sự kết hợp giữa chuột lang và kem là một ý tưởng độc đáo.

Bánh làm từ bùn nhão thành đặc sản 'rùng mình'

Haiti là quốc gia nghèo khó ở châu Mỹ. Điều khiến người ta giật mình khi nhắc đến quốc gia này là những chiếc bánh làm từ bùn.

Bánh được làm từ loại bùn đặc biệt. Sau đó, người làm cho thêm muối, bơ thực vật, nước. Trước khi làm, bùn được cho vào nước nhằm loại bỏ cặn, đất đá rồi mới nhào trộn để nặn thành chiếc bánh tròn như đĩa.

{keywords}
Bánh đặc sản làm từ bùn nhão ở Haiti

Người ta gọi đây là bánh Galette - tên của một loại đồ ăn ngon ở Pháp. Trẻ em, người lớn ở Haiti cầm bánh bùn rồi nhai rau ráu như bánh quy ở nhiều quốc gia khác.

Người dân Haiti cho rằng bánh bùn giàu canxi, khoáng chất. Nhưng thực tế chẳng ai chứng minh được. Chưa kể bùn không sạch có thể gây nhiễm bệnh đường tiêu hóa.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)