Vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh Trung học năm học 2021 – 2022.

Kết quả, “Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19” của 2 em Trần Quốc Hùng (SN 2005, trú tại Khu phố 3, phường Đông Thanh, TP Đông Hà) và Thái Việt Ý (SN 2005, trú tại Xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) được hội đồng đánh giá cao, đạt giải Nhất và được chọn dự thi cấp quốc gia.

{keywords}
Ý và Hùng làm việc xuyên ngày đêm
{keywords}
Sản phẩm robot lấy mẫu test Covid được Hùng và Ý cầm trên tay

Cả 2 em đang là học sinh lớp 11 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị).

Chia sẻ với PV, 2 nam sinh này cho biết, thời gian qua, diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, khi các ca nhiễm cộng đồng tăng cao, việc lấy mẫu xét nghiệm của lực lượng y tế gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

“Vấn đề trọng tâm của chúng em đặt ra để lên ý tưởng là làm thế nào để khi lấy mẫu tránh việc lây nhiễm chéo, giảm bớt gánh nặng về thể lực cho lực lượng y tế.

Từ đó, chúng em xây dựng ý tưởng và bắt tay vào chế tạo robot lấy mẫu test Covid-19 dưới sự hỗ trợ của thầy cô trong trường”, Hùng chia sẻ.

{keywords}
Cận cảnh Robot lấy mẫu Covid của Hùng và Ý

Sau những giờ học trên lớp, cả 2 em dành thời gian rỗi tập trung ở phòng riêng tại nhà của Hùng để mày mò, chế tạo.

Thậm chí, có nhiều đêm, 2 nam sinh đã thức trắng để sửa chữa robot nếu gặp trục trặc.

Theo Hùng, cơ chế vận hành của robot sẽ bắt đầu bằng việc dùng App PC Covid hoặc căn cước công dân quét mã QR trên robot để lưu trữ thông tin.

Sau đó, người cần xét nghiệm sẽ áp sát mặt vào khung lấy mẫu, ngay lập tức máy sẽ tự động nhận dạng và đưa que lấy mẫu vào mũi để lấy mẫu.

{keywords}
 

Được dùng cảm biến lực, robot sẽ tự phân tích được việc chạm vào tỵ hầu rồi lấy dịch trong vòng 5 giây theo quy định của Bộ Y tế. Sau đó, đưa vào máy xét nghiệm để cho ra kết quả.

Dù được hỗ trợ một phần kinh phí mua linh kiện lắp ráp từ nhà trường, học bổng…. nhưng khi cải tiến, do có phát sinh nên Hùng và Ý đã mượn thêm tiền từ bà nội của mình để mua thêm. Các linh kiện đó hầu như đều được các em tìm kiếm trên mạng và đặt mua. Chi phí cho robot khoảng 20 triệu đồng.

Bà nội Hùng cho biết, thấy cháu đam mê nên bà và gia đình cũng không cản mà khuyến khích các cháu nghiên cứu. Cứ mỗi ngày, có khoảng 5 chuyến xe ship hàng đến nhà để giao các mặt hàng mà Hùng đặt mua.

“Có nhiều đêm, Hùng thức trắng đêm để chỉnh sửa, lắp rap robot sao cho hoàn chỉnh nhất. Thấy cháu đam mê chế tạo nên bà cùng bố mẹ của Hùng chỉ mua thêm sữa, đồ ăn để tẩm bổ cho cháu’, bà nội Hùng chia sẻ.

Hai nam sinh cho biết, robot lấy mẫu test Covid đang được tháo gỡ, điều chỉnh và gắn thêm các thiết bị hoàn chỉnh để tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021 – 2022.

TS Lê Thị Hương – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, việc lắp ráp robot lấy mẫu test Covid-19 của 2 học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn là một ý tưởng rất sáng tạo.

“Với niềm đam mê, tâm huyết của 2 em và sự hỗ trợ của giáo viên, tôi tin rằng sản phẩm khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ có kết quả rất thiết thực.

Ngành giáo dục tỉnh nhà sẽ luôn bám sát và hỗ trợ 2 học sinh trên hết sức có thể”, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.

Quang Thành – Bảo Lâm

Điều đặc biệt ở 'cánh tay robot' đạt giải quốc tế của học trò Bắc Ninh

Điều đặc biệt ở 'cánh tay robot' đạt giải quốc tế của học trò Bắc Ninh

Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021. 

Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu của cậu học trò tỉnh lẻ

Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu của cậu học trò tỉnh lẻ

Khởi nguồn từ cửa hàng sửa chữa xe máy của bố mẹ, cậu học trò Trần Viết Lân (Phú Yên) trở nên nổi tiếng đam mê khoa học ở tỉnh Phú Yên với hàng loạt giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia từ năm học lớp 8.