- “Trước đây, UBND xã đã xin ý kiến của huyện để phá dỡ và xây mới ngôi nhà này nhưng dự án của huyện chỉ cấp kinh phí để dóc vôi trát lại”. Tuy nhiên, đáp lại ý kiến này, ông Dũng cho biết, UBND huyện vẫn chưa nhận được thông tin gì.
>>Vụ rơi trần lớp học, còn HS đang nguy kịch
>>Cô khâu 8 mũi, trò nguy kịch chỉ là không may?
Liên quan đến vụ việc rơi vữa trần lớp học khiến 1 cô giáo và 3 học trò nhập viện xảy ra tại Trường Tiểu học Đa Tốn, ông Dương Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, nguyên nhân trực tiếp là do trần nhà quá cũ, được xây dựng từ cách đây 20 năm nên khi đơn vị thi công tiến hành sửa chữa, dóc bỏ lớp vữa cũ, trát mới, độ bám không có.
Hiện trường vụ sập trần lớp học khiến 4 cô trò nhập viện - ảnh Anh Tuấn |
“Trước khi xảy ra vụ việc, đã có phát hiện những vết nứt nhỏ trên trần nhưng chủ quan không xử lí kịp thời”- ông Dũng nói.
Lí giải về nguyên nhân UBND huyện không phê duyệt dự án phá
dỡ, xây mới toàn bộ khu nhà, ông Dũng cho hay, hiện trạng khu nhà này vẫn còn sử
dụng tốt, chỉ mới có biểu hiện bong tróc, sửa chữa trát, sơn mới lại vẫn sử dụng
được. Khu nhà chưa đến mức phải phá đi xây mới, phá đi rất tốn kém.
Tuy nhiên, đến khi vụ việc xảy ra, phía UBND huyện lại cho rằng nguyên nhân ban
đầu là do khu nhà đã được xây từ lâu, cách 20 năm nên không đảm bảo!
Trước đó, chiều qua, 2/10 PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND xã
Đa Tốn, ông Trần Đức Điền cho biết: “Trước đây, UBND xã đã xin ý kiến của
huyện để phá dỡ và xây mới ngôi nhà này nhưng dự án của huyện chỉ cấp kinh phí
để dóc vôi trát lại”.
Tuy nhiên, đáp lại ý kiến này, ông Dũng cho biết, UBND huyện vẫn chưa nhận được
thông tin gì.
Cũng theo ông Dũng, sai phạm dẫn đến xảy ra vụ việc do cả phía đơn vị thi công
và do cả nhà trường.
|
“Trước khi xảy ra vụ việc, đã có phát hiện những vết nứt nhỏ trên trần nhưng chủ
quan không xử lí kịp thời” - ông Dương Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm nói. |
“Lỗi của đơn vị thi công chưa bàn giao khu nhà đã cho đưa vào sử dụng; còn
lỗi của nhà trường là chưa được phép sử dụng đã tự ý tổ chức lớp học. Sau này,
UBND huyện còn xem xét, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình tổ
chức giám sát thi công” - ông Dũng khẳng định.
Trước mắt, UBND huyện đình chỉ không cho sử dụng khu nhà, tổ chức trát lại
tường, trần hoàn chỉnh, đồng thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát, thẩm định chất
lượng theo đúng tiêu chuẩn.
“Nếu không an toàn thì phải kiến nghị với chủ đầu tư và đơn vị giám sát để
tìm biện pháp khắc phục. Còn nếu chất lượng công trình vẫn còn đảm bảo sẽ cho ốp
trần nhựa đưa khu lớp học vào sử dụng tiếp” - ông Dũng thông tin.
Được biết, dự án sửa chữa khu lớp học ở Trường Tiểu học Đa Tốn do Ban quản lí dự
án huyện Gia Lâm là chủ đầu tư, còn đơn vị thi công là Công ty xây dựng và du
lịch Tiền Phong.
Chiều cùng ngày, PV VietNamNet đã liên hệ với Ban Quản lí Dự án huyện Gia Lâm để
có thông tin liên quan đến vụ việc nhưng vẫn chưa thể hẹn được.
Một nguồn tin khác từ CA huyện Gia Lâm cho hay, cơ quan này đang tích cực điều tra làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Khi nào có kết quả giám định chất lượng công trình và kết quả giám định thương tích của các nạn nhân thì cơ quan CSĐT CA huyện Gia Lâm mới xem xét xử lý theo quy định. Nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ khởi tố vụ án hình sự.
Như VietNamNet đã đưa tin trước đó, vào 3 giờ chiều ngày 1/10 đã xảy ra một vụ
rơi vữa trần lớp học 1C, trường tiểu học Đa Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà
Nội khiến 1 cô giáo và 3 học sinh bị thương, phải nhập viện.
Sau khi được sơ cứu ở Bệnh viện Việt Đức, Đỗ Đình Hiếu (học sinh lớp 1C,
Trường tiểu học Đa Tốn) - nạn nhân bị thương nặng nhất vừa phải trải qua ca phẫu
thuật mổ não, hiện tại sức khỏe vẫn còn yếu, cánh tay trái vẫn không thể cử động
được.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn- ông Trần Đức Điền lại cho rằng: “Đây
là sự việc khách quan, không ai mong muốn xảy ra, chỉ là không may trần nhà rơi
thôi”!
Anh Tuấn