Cháy tổng kho, chứng khoán bị hủy niêm yết, liên tục thay tướng là những vận đen liên tiếp ập vào Sacombank, khiến ngân hàng này không kịp trở tay.

Các tin liên quan

Cảnh cháy tan hoang ở tổng kho ngân hàng Sacombank

Ẩn số Phương Nam trong vụ Sacombank

Sacombank chìm trong những cuộc lật đổ

Bầm dập Sacombank: Hết thâu tóm lại sáp nhập

Cháy tổng kho Sacombank thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng

Đến chiều 13/4, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn nỗ lực hết sức khắc phục vụ
cháy tại tổng kho của Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín (Sacombank – SBS).

Theo đó, vụ cháy xảy ra lúc 21h ngày 12/4 tại tổng kho Sacombank rộng 30.000m2 nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nhân chứng cho biết, lửa bốc lên từ khu vực chứa sơn, hóa chất, phân bón cùng nhiều hàng hóa khác được các công ty thuê mặt bằng của Tổng kho Sacombank làm nơi chứa hàng.

{keywords}

{keywords}
Hệ thống khung sắt, mái tôn nhà kho cùng toàn bộ nhiều loại hàng hóa tan hoang sau vụ cháy.

Khói lửa nghi ngút bao trùm cả khu vực, gây ngộp thở, khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.

Hiện, chưa xác định chính thức nguyên nhân, cũng như con số thiệt hại từ vụ cháy này. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, thiệt hại có khả năng lên đến hàng trăm tỉ đồng vì nơi xảy ra cháy có nhiều doanh nghiệp thuê kho để chứa hàng hóa.

Tổng giám đốc ngân hàng ông Phan Huy Khang cho biết, tất cả các hàng hóa của khách và cả kho chứa hàng của Sacombank đều có bảo hiểm. Ngân hàng hiện đang nhờ cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân cụ thể xảy ra đám cháy.

Theo đại diện khác của Sacombank, kho này là nơi ngân hàng chứa một phần tài sản thế chấp và để cho thuê (dịch vụ cho thuê kho bãi).

Vị đại diện này cho biết thêm, chiều 12/4, Sacombank mời khách thuê kho chứa hóa chất nói trên đến kiểm tra kho hàng và ký bản cam kết về việc ngân hàng cảnh báo thời tiết khắc nghiệt và cần cẩn trọng trong vấn đề an toàn. Sau đó, đến đêm thì xảy ra sự việc. Vậy nên, sau khi xảy ra hỏa hoạn, khách hàng nói trên cũng không có ý kiến gì với ngân hàng.

Chứng khoán bị hủy niêm yết

Cuối tháng 2 vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định về việc hủy niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS). Theo đó, 126,7 triệu cổ phiếu SBS sẽ bi hủy niêm yết kể từ ngày 25/3 do công ty có lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2012 là 1.767,76 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.266,6 tỷ đồng. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu SBS tại HOSE là ngày 22/3.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2012, tại ngày 31/12/2012, vốn chủ sở hữu của Sacombank vẫn âm 251 tỷ đồng, do công ty phát sinh lỗ lũy kế 1.768 tỷ đồng. Báo cáo tài chính riêng năm 2012 Sacombank lỗ 127 tỷ đồng, đối với báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, năm 2012 Sacombank lỗ ròng 135 tỷ đồng, do điều chỉnh lại bút toán đánh giá lại các khoản đầu tư và ủy thác nên số liệu năm 2011 của Sacombank đã được điều chỉnh lại, lỗ năm 2011 là hơn 1.654 tỷ đồng.

{keywords}

 Đầu tháng 8/2012, chứng khoán Sacombank cũng dính vào vòng lao lý. Theo Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội chính thức khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, thao túng giá chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Trong ngày 13/8/2012, Sacombank đã công bố việc việc nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Sacombank, đồng thời khẳng định sẽ duy trì ổn định công ty.

Trước đó, ngày 31/7/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với Sacombank, vì chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 và Báo cáo tài chính Quý I/2012.

Ngày 24/8/2012, Công ty cổ phần Chứng khoán Sacombank đã tạm ngưng tất cả các hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán và không thực hiện mở tài khoản giao dịch ký quỹ chứng khoán mới cho khách hàng.

Liêp tiếp thay tướng


Với Sacombank, mọi thứ gần như đã thay đổi hoàn toàn và dường như đây là tâm của cơn bão. Toàn bộ đại diện gia đình ông Đặng Văn Thành đã rút lui khỏi ngân hàng này chỉ trong vòng khoảng 2 tháng gần cuối năm 2012.

Ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank đã xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT từ ngày 5/11/2012 với lý do sức khỏe và các vấn đề cá nhân và không tham gia công việc tại ngân hàng quy mô chục nghìn tỷ (từ mức vốn ban đầu 3 tỷ). Người thay thế ông Thành, một ngày sau khi ông Thành thôi chức Chủ tịch HĐQT Sacombank (1/11/2012) là ông Phạm Hữu Phú mới xuất hiện ở Sacombank sau cuộc thâu tóm.

{keywords}
Gia đình ông Đặng Văn Thành rút khỏi Sacombank

 Ngày 11/12/2012, HĐQT Sacombank đã họp và thống nhất thông qua nguyện vọng từ nhiệm của ông Đặng Hồng Anh - Phó chủ tịch, con trai ông Thành.

Với việc lần lượt cha con ông Đặng Văn Thành rút lui khỏi Sacombank, những thành viên khác trong gia đình họ Đặng cũng như những người liên quan ông Thành lần lượt thoái vốn khỏi Sacombank. Điều này cũng gây "sóng" đối với ngân hàng này.

(Theo Kienthuc)