Sài Gòn 40 năm sau giải phóng đã thay da đổi thịt, hàng loạt công trình hiện đại, lớp lớp tòa nhà cao tầng mọc lên giữa lòng thành phố. Dẫu vậy, vẫn có những góc phố con đường ở Sài Gòn vẫn giữ được những nét xưa không phai nhòa theo thời gian.

{keywords}

{keywords}

Đứng đầu danh sách những góc phố Sài Gòn 40 năm sau giải phóng vẫn còn “nguyên bản” là những công trình kiến trúc là biểu tượng của thành phố như chợ Bến Thành, Dinh Độc lập, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố… như một nhân chứng lịch sử chứng kiến sự đổi thay của thành phố. Bưu điện trung tâm Sài Gòn, xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891, với lối kiến trúc cổ điển châu Âu và kiến trúc truyền thống châu Á, hầu như không thay đổi sau 40 năm trừ màu sơn đã được sơn mới vào cuối năm 2014 đầu 2015.

 

{keywords} 

{keywords}

Nhà thờ Đức Bà được khánh thành năm 1880 và đến năm 1959 được tạc thêm tượng Đức mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý và chuyển về Sài Gòn 1959. Từ đó người dân bắt đầu quen với tên gọi là nhà thờ Đức Bà. Tọa lạc ngay trung tâm Quận 1, nhà thờ Đức Bà (ảnh trái chụp năm 1969, ảnh phải chụp tháng 4/2015), nằm kế bên bưu điện Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc, màu sắc và là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. Mỗi dịp cuối tuần, những cặp đôi trai gái cũng kéo ra khu vực này chụp ảnh cưới.

{keywords} 

{keywords}

Nhà hát Thành phố được xây dựng và khánh thành năm 1900. Năm 1955 công trình này trở thành trụ sở Quốc hội (Hạ nghị viện) (ảnh trái). Kể từ sau năm 1975, Nhà hát trở lại chức năng ban đầu là biểu diễn nghệ thuật và được gọi là Nhà hát thành phố như hiện nay.

 

{keywords} 

{keywords}

Chợ Bến Thành – biểu tượng của thương mại và du lịch Sài Gòn cũng không thay đổi nhiều sau 40 năm. Khác biệt lớn nhất là phương tiện di chuyển và những pano quảng cáo treo trước chợ.

{keywords}

 

{keywords}

Hồ Con Rùa được cho là xây dựng vào năm 1965. Thế nhưng từ1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng như một bông hoa nhiều cánh. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm (ảnh trái). Đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức. Khu vực vòng xoay Hồ Con Rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi rất nhộn nhịp về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất Sài Gòn.

{keywords} 

{keywords}

Khách sạn Continental được xây dựng năm 1878 với mục đích để tiếp đón các du khách sang trọng từ Pháp đến Sài Gòn. Năm 1880 khách sạn này trở thành nơi gặp gỡ của giới thượng lưu Pháp ở Đông Dương. Giai đoạn 1960-1970, khách sạn đổi tên thành Đại lục lữ quán. Hiện nay, Continental là một khách sạn sang trọng, toạ lạc tại vị trí đắc địa trên đường Đồng Khởi (Quận 1, TP.HCM), là một góc phố đẹp với kiến trúc tòa nhà cổ kính.

{keywords}

 

{keywords}

Ngoài Continental, khách sạn Grand, xây dựng từ năm 1930, tọa lạc tại góc đường Đồng Khởi (xưa là đường Tự Do) – Ngô Đức Kế cũng là một góc phố đẹp nguyên bản của Sài Gòn sau 40 năm.

{keywords} 

{keywords}

Bên cạnh những công trình kiến trúc nổi tiếng, nhiều tuyến đường, góc phố vẫn còn giữ được những nét cơ bản của Sài Gòn trước 1975. Bùng binh Dân chủ là nơi giao nhau của 6 con đường Cách mạng tháng 8, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên, 3 tháng 2, Nguyễn Thượng Hiền, là bùng binh có diện tích rộng nhất Sài Gòn với lưu lượng xe cộ lưu thông tấp nập và đủ chiều.

{keywords} 

{keywords}

Tượng Phan Đình Phùng, ở ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương (ảnh trái) nay là ngã tư Trần Hưng Đạo B – Châu Văn Liêm ( ảnh phải) là một trong một số tượng đài vẫn còn ở nguyên vị trí.

 

{keywords} 

{keywords}

Hàng me xanh mướt trên đường Trần Quý Cáp (ảnh trái, chụp năm 1967) và nay là đường Võ Văn Tần (Q.3)

{keywords} 

{keywords}

Con đường Phan Chu Trinh, bên hông chợ Bến Thành vẫn giữ nguyên những ngôi nhà có kiến trúc cổ kiểu Pháp. (Ảnh chụp ở góc đường Phan Chu Trinh – Nguyễn An Ninh)

 

{keywords} 

{keywords}

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé là tuyến đường thủy chủ yếu của Sài Gòn xưa. Trải qua bao năm tháng, dòng kênh này từng một thời bị bỏ hoang, bùn đất bồi lắng làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ được cất san sát dọc hai bờ kênh; rác rếnh nổi lềnh bềnh trên dòng kênh lớn nhất chạy ngang trung tâm thành phố này. Đầu những năm 2000, công trình cải tạo dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đã hoàn thành, dòng kênh trở nên sạch đẹp hơn. Dù vậy, hình ảnh thuyền ghe ngay giữa lòng thành phố vẫn là nét đặc sắc không đổi của kênh Tàu Hủ sau 40 năm

{keywords}

 

{keywords}

Một góc phố người Hoa năm 1971 (ảnh trái) và năm 2015 trên đường Nguyễn Trãi (Q.5) (ảnh phải). Những bảng hiệu tiếng Hoa nay có kèm thêm tiếng Việt. Quận 5, 6 vẫn là khu vực sinh sống của nhiều người Hoa ở Sài Gòn.

 

{keywords}

 

{keywords}

Một khu bán đầu lân ở phố người Hoa ở Sài Gòn năm 1961 (ảnh trái) và năm 2015 tại một cửa hàng người Hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.5).

{keywords} 

{keywords}

Ngoài những địa điểm cố định của Sài Gòn vẫn còn giữ nguyên bản sau 40 năm giải phóng, không ít những hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân trước năm 1975 vẫn còn hiện hữu trên đường phố Sài Gòn cho đến ngày hôm nay. Đó là những quán cà phê vỉa hè xuất hiện trên nhiều con đường khắp thành phố…

{keywords}

Bò bía, món ăn vặt yêu thích và đặc trưng của người Sài Gòn.


(Theo Trí Thức Trẻ)