Sai lầm nghiêm trọng khi rửa rau đang rước bệnh vào nhà nhưng quá nhiều người mắc - cần bỏ ngay hôm nay.

Một số sai lầm khi rửa rau:

Rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều.

Thực tế, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

{keywords} 

Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước

Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau.

Chần rau qua nước ấm rồi nấu cho an toàn

Sai vì cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

Dưới đây là nguyên tắc rửa rau củ bạn không nên bỏ qua, để bảo vệ an toàn cho sức khỏe cả nhà:

Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối.

Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản.

Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy.

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Bịt khẩu trang rửa rau ở rãnh nước thải đầy phân

Bịt khẩu trang rửa rau ở rãnh nước thải đầy phân

Dưới dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối cùng với nước phân, nước thải sinh hoạt đang chảy ra từ những miệng cống, một số người dân ở xã Yên Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên bịt khẩu trang, vô tư rửa rau mang đi bán.

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết

Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.

Mẹo nhận diện rau bị nhiễm hóa chất

Mẹo nhận diện rau bị nhiễm hóa chất

Nếu lựa chọn phải rau củ bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.

Rau trồng trong hộp xốp tại gia chưa hẳn an toàn

Rau trồng trong hộp xốp tại gia chưa hẳn an toàn

Nhưng thực tế những loại rau tự trồng này có phải là rau an toàn hay không? Để lý giải vấn đề này, chúng ta hãy đối chiếu về tiêu chuẩn, chất lượng của rau an toàn.

Tài tình biến rau quả nhiễm độc thành an toàn

Tài tình biến rau quả nhiễm độc thành an toàn

Chỉ cần cho rau quả vào ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó rửa lại nhiều lần dưới vòi nước đang chảy.

(Theo Giadinhphapluat)