Trong một tuyên bố vào ngày 7/1 vừa qua, Google cho biết họ đã thêm hai lệnh thoại mới để mọi người kiểm soát tốt hơn quyền riêng tư của mình khi sử dụng trợ lý giọng nói. Ví dụ: người dùng có thể nói với Google Assistant hãy quên những gì nó vừa nghe nếu nó được kích hoạt một cách tình cờ bằng cách sử dụng lệnh mới: "Này Google, cái đó không dành cho bạn." Người dùng cũng có thể hỏi "Này Google, bạn có đang lưu dữ liệu âm thanh của tôi không?" để tìm hiểu thêm về các tùy chọn riêng tư của họ và thay đổi cài đặt của họ. Công ty cũng cung cấp cho người dùng tùy chọn xóa dữ liệu bằng giọng nói của họ bằng cách nói: "Này Google, xóa mọi thứ tôi đã nói với bạn trong tuần này".

Trong khi đó vào ngày 6/1, Facebook đã công bố một phiên bản mới của công cụ "Kiểm tra quyền riêng tư" với mục tiêu đưa người dùng đi qua các cài đặt bảo mật chính của họ. Facebook cho biết công cụ cập nhật này sẽ giúp người dùng kiểm soát những người có thể xem những gì họ chia sẻ, cách sử dụng thông tin của họ và cách họ có thể tăng cường bảo mật tài khoản của họ. Trước đây, công cụ này tập trung vào việc hiển thị cho người dùng có thể xem bài đăng, thông tin hồ sơ và ứng dụng được kết nối của họ.

{keywords}
Sản phẩm "nóng" nhất tại CES 2020 là quyền riêng tư

Ring, công ty chuyên về các thiết bị an ninh gia đình và chuông cửa video thuộc sở hữu của Amazon, đã công bố bản cập nhật cho ứng dụng của mình vào ngày 6/1 cho phép người dùng từ chối yêu cầu từ cảnh sát địa phương về hình ảnh từ máy quay của gia đình. Bản cập nhật này xuất hiện trong bối cảnh công ty bị chỉ trích có quan hệ đối tác với các cơ quan thực thi pháp luật về việc chia sẻ các hình ảnh của gia đình cho cảnh sát.

Apple cũng lần đầu tiên trở lại CES trong năm nay kể từ khi cựu Giám đốc điều hành John Sculley ra mắt trợ lý kỹ thuật số cá nhân Newton vào năm 1992. Đến với triển lãm lần này, công ty quản lý thương hiệu “quả táo khuyết” không đưa ra bất kỳ sản phẩm mới nào mà đến để nói chuyện về quyền riêng tư.

Jane Horvath, Giám đốc cấp cao về quyền riêng tư toàn cầu của Apple đã tham gia vào một buổi thảo luận vào ngày 7/1 tại CES 2020 với tiêu đề "Hội thảo bàn tròn của các Giám đốc quyền riêng tư: Người tiêu dùng muốn gì?". Tham dự Hội thảo bao gồm: Erin Egan, Phó Chủ tịch chính sách công và Giám đốc bảo mật của Facebook, Rebecca Slaughter, Ủy viên Ủy ban Thương mại Liên bang, cơ quan đã áp dụng hình phạt 5 tỷ đô la đối với Facebook về các vi phạm quyền riêng tư.

Vụ bê bối Cambridge Analytica của Facebook đã giúp khởi động một làn sóng kiểm tra quyền riêng tư mới trong ngành công nghiệp vào năm 2018. Gần đây, Google và Apple đã buộc phải xin lỗi và thay đổi cách thức hoạt động của họ.

Victoria Petrock, nhà phân tích chính tại công ty nghiên cứu eMarketer, nói với CNN Business rằng quyền riêng tư có thể sẽ là "chủ đề nóng" tại CES năm nay vì người tiêu dùng đã trở nên "nhận thức và quan tâm nhiều hơn" về vấn đề này.

Các công ty công nghệ đang cố gắng "chứng minh rằng họ đang coi trọng quyền riêng tư", Petrock nói. Cô ta gọi đó là một bước đi phòng thủ. "Nếu không, họ có nguy cơ chịu rủi ro nhiều hơn với các quy định nặng tay hơn vào một thời điểm nào đó, vì vậy họ thà là một phần của giải pháp hơn là một phần của vấn đề," cô nói.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

CES 2020: Samsung trình diễn công nghệ bàn phím vô hình dành cho smartphone

CES 2020: Samsung trình diễn công nghệ bàn phím vô hình dành cho smartphone

Tuần trước, Samsung cho biết sẽ trình làng một công nghệ bàn phím ảo cực độc dành cho smartphone tại triển lãm CES 2020. Mới đây, hãng công nghệ Hàn Quốc đã có những hé lộ đầu tiên về cách thức hoạt động của bàn phím ảo này.