Khai trương vào năm 1950 với sức chứa 32.000 người, sân vận động này từng là sân nhà của đội bóng chày Nankai Hawks, nhưng khi Hawks chuyển đến sân vận động Heiwadai vào năm 1988, sân cũ đã được bán lại cho thành phố Fukuoka. Trong hai năm tiếp theo, sân vận động Osaka trở thành sân nhà tạm thời của Kintetsu Buffaloes, đội đã chơi khoảng chục trận tại đây. Trận đấu bóng chày chính thức cuối cùng được tổ chức vào ngày 2/8/1990. Mặc dù là ngày thường nhưng vẫn có khoảng 29.000 khán giả đã đến xem trận chung kết.
Từ trước khi sân vận động được bán cho thành phố Fukuoka, thì địa điểm thi đấu thể thao này đã thuộc một phần của dự án tái phát triển quận Namba. Trước những năm 1990, sân vận động Osaka vẫn tiếp tục hoạt động như một địa điểm thi đấu bóng chày, lần này là giải nghiệp dư. Giải vô địch bóng chày trung học quốc gia đã được tổ chức tại đây và có tới 72 trận đã được diễn ra trong mùa giải.
Một trong những lần tái sử dụng sân vận động thú vị nhất diễn ra vào năm 1991. Một nhóm thương mại đã thuê địa điểm này và sử dụng nó để trưng bày nhiều ngôi nhà mẫu khác nhau của một số công ty xây dựng. Toàn bộ mặt sân đã được biến thành một khu dân cư nhỏ với những con đường giả, đèn đường và những chiếc ô tô đậu bên ngoài các ngôi nhà. Những ngôi nhà được sắp xếp gọn gàng theo hàng và bật đèn như có người ở.
Nhiều năm sau, những bức ảnh về cuộc triển lãm này bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội với chú thích không chính xác là “sân vận động bóng chày được tái sử dụng làm khu dân cư”.
Theo nhiếp ảnh gia Ned Bunnell, người từng cùng con trai đến sân vận động này để xem đội Hawks thi đấu, triển lãm nhà mẫu ở đây đã thất bại vì người Nhật không quan tâm đến nhà ở kiểu phương Tây và chất lượng xây dựng không đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, triển lãm này đã kéo dài ít nhất 8 năm, một khoảng thời gian quá dài so với tưởng tượng của nhiều người.
Theo AP