- Trước khi Mặt Trời mọc vào ngày 13/11/2017, Sao Kim và Sao Mộc đã tiến sát nhau và xuất hiện gần như thẳng hàng ở bầu trời phía đông nam, ngay trên đường chân trời.
Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
NASA: Con người có thể sống trên mặt trăng của sao Mộc
NASA bắt đầu giải mã nguồn gốc hệ mặt trời
Theo Space.com, sự giao hội thực sự (điểm mà các hành tinh gần nhau nhất trên bầu trời) xảy ra vào 1h05 sáng 13/11 (giờ bờ Đông nước Mỹ). Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vào thời điểm này, hai hành tinh chỉ ở cách nhau khoảng 0,3 độ, tức chưa đầy một nửa đường kính của trăng tròn.
Thời điểm đó nếu trời quang thì người quan sát có thể theo dõi hiện tượng này bằng mắt thường trong khoảng 3 đến 4 tiếng trước khi Mặt Trời mọc. Với kính thiên văn, người xem còn có thể nhìn thấy 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc.
Jane Houston Jones thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết: "Bạn sẽ phải nhìn xuống chân trời phía đông-đông nam khoảng 45 phút trước khi Mặt Trời mọc" để quan sát rõ nét hiện tượng này hơn. Nhà khoa học này cũng khuyến nghị những người xem bảo vệ mắt và tránh hướng ống nhòm hoặc kính thiên văn vào Mặt Trời, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đôi mắt.
Các chuyên gia cho biết hai hành tinh nằm gần như chồng lên nhau ở gần sát đường chân trời, tạo thành một ngôi sao kép tỏa sáng khi quan sát từ Trái Đất. Người xem ở Bắc bán cầu sẽ có góc quan sát hiện tượng này tốt nhất.
Dù xuất hiện gần sát nhau trên bầu trời trong khi giao hội nhưng thực tế hai hành tinh vẫn cách nhau hàng triệu km trong không gian.
TIME cho biết những lần giao hội tương tự đã từng xảy ra vào năm 2008 và năm 2015, 2016, khi trăng lưỡi liềm xuất hiện gần 2 hành tinh tạo thành bộ ba hiếm có.
Đây là sự kiện khi hai hành tinh cùng xuất hiện ở một điểm đối với người quan sát trên Trái đất. Mặc dù trên thực tế, các hành tinh này vẫn chuyển động trong quỹ đạo riêng và không hề tiến sát nhau, nhưng ở góc độ của chúng ta, chúng có vẻ tiến sát lại với nhau vào khoảng thời gian này. Sao Kim và sao Mộc là hai hành tinh tương đối sáng nên những người yêu thích thiên văn hay những người muốn xem hiện tượng này đều có thể quan sát được vị trí của chúng ở cách nhau chỉ vài độ, dù trên thực tế chúng cách nhau khoảng 400 triệu dặm, một khoảng cách khá lớn.
Sao Kim và sao Mộc thường "gặp nhau" dưới góc độ quan sát của chúng ta theo một chu kỳ là khoảng 398,88 ngày, tương đương với hơn 13 tháng. Tuy nhiên trong vòng 100 năm tới, sẽ chỉ có 24 lần giao hội như thế này giữa hai hành tinh trên. Và hầu hết những lần gặp nhau đó phần lớn đều diễn ra vào ban ngày và chỉ duy nhất có đúng hai lần xảy ra vào buổi tối hoặc rạng sáng.
Nếu bạn đã bỏ lỡ khoảnh khắc giao hội giữa sao Mộc và sao Kim trong năm vừa qua thì bạn sẽ phải chờ thêm 22 năm nữa, tức ngày 2/11/2039 mới có lần giao hội tiếp theo của 2 hành tinh này.
Bầu khí quyển trên Sao Thủy như thế nào?
Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi nước.
Mỹ từng sợ người ngoài hành tinh?
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng đề nghị Liên Xô giúp đỡ nếu có chuyện người ngoài hành tinh tấn công nước Mỹ và Trái đất.
Từ trường Sao Thủy như thế nào?
Từ trường Sao Thủy gần như từ trường lưỡng cực phân bố trên toàn bộ hành tinh này một cách rõ ràng.
Dương Uyên (tổng hợp)