- Phi vụ thứ hai của NASA đến Sao Thủy, mang tên MESSENGER (tiếng Anh: MErcury Surface, Space ENvironment, GEochemistry, and Ranging).
Giải thích hiện tượng Nhật thực theo dạng hình học
Những thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất từng được tìm thấy
Khái niệm về người ngoài hành tinh có từ khi nào?
Theo trang Wikipedia, MESSENGER được phóng lên để bắt đầu hành trình khám phá Sao Thủy ngày 3 tháng 8 năm 2004, từ Căn cứ không quân mũi Canaveral bằng tên lửa Boeing Delta 2. MESSENGER bay qua Trái Đất vào tháng 8 năm 2005, và hai lần bay qua Sao Kim vào tháng 10 năm 2006 và tháng 6 năm 2007 để hiệu chỉnh quỹ đạo cũng như giảm vận tốc bay của tàu đến vận tốc đủ nhỏ để Sao Thủy có thể bắt giữ MESSENGER.
Nó cũng phải thực hiện ba lần bay qua Sao Thủy, lần thứ nhất vào ngày 14 tháng 1 năm 2008, lần thứ hai vào ngày 6 tháng 10 năm 2008, và lần thứ ba vào ngày 29 tháng 9 năm 2009. Phần lớn bán cầu không chụp ảnh được trong lần bay qua của Mariner 10 đã được chụp hình trong 3 lần bay qua. Con tàu đi vào quỹ đạo hình elíp quanh hành tinh vào ngày 18 tháng 3 năm 2011. Các nhà khoa học bắt đầu nhận được những bức ảnh đầu tiên chụp từ quỹ đạo vào ngày 29 tháng 3 năm 2011. Con tàu đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản một năm quan trắc Sao Thủy, và thực hiện phi vụ mở rộng cho đến cuối năm 2013. Ngoài nhiệm vụ chụp hình, quan trắc Sao Thủy, MESSENGER cũng thực hiện quan trắc hoạt động của Mặt Trời năm 2012 thông qua các thiết bị đo gió Mặt Trời và từ kế.
Phi vụ được thiết kế để thực hiện sáu nhiệm vụ cơ bản: nghiên cứu tại sao Thủy Tinh lại có khối lượng riêng trung bình cao, lịch sử địa chất, từ trường hành tinh, cấu trúc lõi, có tồn tại băng ở hai cực hành tinh không, và tại sao nó lại có bầu khí quyển cực kỳ mỏng. Để thực hiện được những điều này, con tàu MESSENGER mang theo những thiết bị chụp ảnh phân giải cao hơn của Mariner 10, mang theo các phổ kế nhằm xác định các nguyên tố có mặt trong lớp vỏ hành tinh, và từ kế cũng như các thiết bị khác để đo vận tốc của các hạt tích điện. Những thay đổi nhỏ trong vận tốc và độ lệch quỹ đạo của con tàu cho phép tính ra được chi tiết cấu trúc bên trong Sao Thủy.
Nhiệm vụ khám phá Sao Thủy được dẫn dắt bởi Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng (Applied Physics Laboratory APL) của Đại học Johns Hopkins, cũng là nơi đã xây dựng tàu. Các công cụ được cung cấp bởi cả APL và Trung tâm không gian Goddard của NASA, từ Đại học Michigan và Đại học Colorado. Các chi phí của nhiệm vụ, bao gồm cả tàu vũ trụ và các thiết bị, dàn tên lửa khởi động cũng như việc thực hiện nhiệm vụ và phân tích dữ liệu đến lúc kết thúc nhiệm vụ chính vào tháng 3 năm 2012 lên đến khoảng 427 triệu USD.
Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt
Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.
Người ngoài hành tinh và các hành tinh ngoài Hệ mặt trời
Các nhà thiên văn học đồng thời cũng tìm kiếm người ngoài hành tinh trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Nhà toán học 81 tuổi được trao giải thưởng "Nobel về Toán học"
Ngày 20/3, giải thưởng Toán học danh giá Abel năm 2018 đã được được công bố với vinh dự thuộc về nhà toán học người Canada Robert Langlands.
Nhật Linh (tổng hợp)