Singapore là một trong những nước đạt hiệu quả chống dịch cao nhất thế giới. Quốc gia này có tổng số hơn 66.000 ca Covid-19 nhưng chỉ còn khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị. Số ca tử vong rất thấp - 47 người (8 ca trên 1 triệu dân).
Vào tháng 4/2020, số ca nhiễm mỗi ngày của Singapore lên khoảng 1.000 người. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, con số trên giảm mạnh, có thời điểm dưới 10 ca. Từ tháng 7, số bệnh nhân mới mỗi ngày tăng nhẹ với 40 ca vào ngày 20/8.
Sân bay quốc tế Changi, Singapore
Với dân số ít (5,8 triệu người - năm 2020), Singapore nhanh chóng đạt được tỷ lệ tiêm chung cao (73% dân số đã tiêm đủ 2 mũi). Ngoài ra, đất nước Đông Nam Á còn triệt để áp dụng các quy định về giãn cách.
Hiện tại, Singapore vẫn kiên định với quy định về khẩu trang. Nước này sẽ tiếp tục áp dụng bắt buộc đeo khẩu trang thêm một thời gian nữa với dự định mở cửa lại biên giới và nới lỏng một số hạn chế.
"Tôi không nghĩ mọi người muốn đeo khẩu trang. Nhưng mặt khác, tôi nghĩ chúng tôi đã quen với việc này", Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan cho hay. Ông Balakrishnan từng là một bác sĩ trước khi tham gia chính trị.
“Đó nên là biện pháp cuối cùng mà chúng tôi gỡ bỏ”, ông Balakrishnan nói trong một cuộc phỏng vấn. Đeo khẩu trang nơi công cộng đã trở thành quy định bắt buộc kể từ tháng 4 năm ngoái ở Singapore.
Bộ trưởng Balakrishnan cũng cho biết, Chính phủ Singapore sẽ tuân thủ cam kết ngừng sử dụng công nghệ truy vết Covid-19 khi đại dịch kết thúc.
“Hãy để các chuyên gia nhận định liệu việc truy tìm liên hệ có cần thiết, hữu ích và liệu giải pháp đó có đảm bảo an toàn cho người dân hay không", ông Balakrishnan nói.
Công nghệ trên được triển khai như một ứng dụng điện thoại bắt buộc ở hầu hết các địa điểm công cộng ở Singapore. Dữ liệu được mã hóa, lưu trữ và chỉ được cơ quan chức năng khai thác nếu các cá nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Nhưng thông tin cảnh sát có thể sử dụng dữ liệu để điều tra tội phạm đã gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng. Singapore sau đó đã thông qua luật quản lý việc sử dụng dữ liệu trong các cuộc điều tra tội phạm.
An Yên (Theo Reuters)
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
“Không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới”.
Chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 nhanh không tưởng của Ấn Độ
Khoảng 30% dân số Ấn Độ đã nhận ít nhất một liều vắc xin, số mũi tiêm mỗi ngày có thể lên tới 8 triệu.