Ba lý lo Bảo vệ thực vật An Giang hoãn niêm yết do lo ngại khả năng bị thâu tóm, đối tác Nhật cho biết sẽ tham gia vào công ty, nhưng không muốn công ty niêm yết và sợ cổ phiếu mất thanh khoản.

Điểm mặt đại gia chứng khoán nhận cổ tức triệu đô
Bán khống chứng khoán: Khó quản hay làm ngơ?

Lộ diện chiêu bài bán khống chứng khoán

Chứng khoán: Sự hờ hững… đến buồn lòng

Một trong những chức năng chính của thị trường chứng khoán là huy động vốn cho cả nền kinh tế. Trước đây, thị trường tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp đã quyết tâm lên sàn để tìm vốn. Năm nay, kênh dẫn vốn này gần như bị tắc khi cổ phiếu phát hành thêm khó có người mua, vì vậy, nhiều kế hoạch lên sàn đã bị hoãn.

Từ khó huy động vốn

Theo một đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sáu tháng đầu năm nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán đạt 84.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011. Nhưng con số này lại chủ yếu là đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị gần 79.000 tỉ đồng, đấu giá cổ phần hóa 206 tỉ đồng. Và như vậy, việc phát hành cổ phiếu huy động vốn chỉ thu được vỏn vẹn 4.800 tỉ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ.

Cũng từ nguồn trên, trong năm nay, đa phần các công ty phát hành cổ phiếu đều là phát hành riêng lẻ, rất ít công ty phát hành ra công chúng. Theo vị này, phát hành riêng lẻ sẽ dễ dàng hơn vì có nhiều tố chức muốn tham gia vốn vào doanh nghiệp, việc đàm phán dễ đi đến đồng thuận. Trong khi với cổ đông nhỏ lẻ, việc bỏ thêm vốn vào doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay, là điều luôn được cân nhắc thận trọng.

Ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc tài chính Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng khác với năm trước, năm nay rất ít doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Lý do là chi phí thực hiện huy dộng vốn không thấp, trong khi thị trường trầm lắng như hiện nay thì có phát hành cùng đâu dễ có người mua.

Bên cạnh đó, việc huy động vốn hiện củng phải nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, trong khi kinh tế khó khăn, những doanh nghiệp đà không thê vay vốn ngân hàng thì cũng khó mà được phê chuẩn phương án phát hành, thậm chí nếu có phát hành cũng chưa chắc bán được cổ phiếu.


Tổng giám đốc một công ty có dự định phát hành cổ phiếu tăng vốn cho biết, phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên gấp đôi với giá dưới mệnh giá của họ đưa ra đã không được ủy ban Chứng khoán chấp thuận, bên cạnh đó nhà đầu tư trước đó có nhu cầu thì nay cùng đã thay đổi ý định.

Hiện công ty đang tính phương án phát hành khác, theo đó, số vốn dự định huy động sẽ giảm đi một nửa so với ban đầu. Đây là lần trễ hẹn thứ hai của công ty sau khi đã phải hủy phương án phát hành vào năm ngoái. Phương án phát hành mới sẽ được đưa ra vào đầu năm sau.

Trong đại hội đồng cổ đông năm nay, rất nhiều ngân hàng cùng đưa ra kế hoạch tăng vốn, nhưng cho tới thời điểm này vẫn không thấy động tĩnh gì từ các ngân hàng này.

Đến hoãn lên sàn vô thời hạn

Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã được chấp thuận niêm yết vào tháng 6-2011, nhưng cứ lần lữa mãi và tại đại hội cổ đông thường niên vào tháng 4 vừa qua, hội đồng quản trị đã phải giải trình vì sao không thực hiện, đồng thời cũng hứa sẽ xúc tiến nhanh quá trình này. Tuy nhiên, mới đây, chủ tịch Hội đồng quản trị Huỳnh Văn Thòn cho biết, công ty đã bỏ luôn ý định niêm yết, và đáng ngạc nhiên là các cổ đông trước đây hối thúc thì nay cũng đồng ý hoãn vô thời hạn.

Ông Thòn đưa ra ba lý do phải hoãn niêm yết: (1) khả năng bị thao túng hoặc thâu tóm, (2) nhiều nhà đầu tư là đối tác Nhật cho biết sẽ tham gia vào công ty, nhưng không muốn công ty niêm yết và (3) ban lãnh đạo công ty sợ giá cổ phiếu đi xuống và bị mất thanh khoản như một số công ty ngành nông nghiệp đang niêm yết trên sàn.

Theo ông Thòn, giá cổ phiếu của Bảo vệ thực vật An Giang trên thị trường OTC vào khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu, mức khá cao so với các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên sàn. Với thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu đi lên như hiện nay thì giá cổ phiêu của công ty khi lên sàn, sẽ nhiều khả năng giảm hơn là tăng. Mặt khác, không lên sàn thì doanh nghiệp vẫn làm ăn minh bạch, thuận lợi. Còn nếu lên sàn mà không huy động được vốn cho đầu tư sản xuất thì việc lên sàn lúc này là không cần thiết.

Cùng suy nghĩ này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Việt Tiến, cho biết trong năm 2010 đã lên kế hoạch niêm yết nhưng phải tạm hoãn do thị trường chứng khoán quá trầm lắng. Mặt khác, công ty lại đang tập trung nguồn lực cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng một cụm công nghiệp tại miền Tây Nam bộ.

Theo ông Giang, hiện cổ đông nhà nước đang nắm 51% cổ phần tại Việt Tiến, hai cổ đông chiến lược nước ngoài chiếm khoảng 25%, nếu có niêm yết, cổ phiếu thực sự lưu hành cũng không nhiều.

Do không lên sàn, cổ phiếu Việt Tiến giao dịch ở mức 17.000-18.000 đồng/cổ phiếu trong suốt ba năm qua, dù trong năm ngoái công ty đã có một đợt phát hành cổ phiếu tỷ lệ 10:1 cho cổ đông hiện hữu, trong khi nhiều cố phiếu đã giảm giá đến vài chục phần trăm. Việc nhiều doanh nghiệp dừng kế hoạch niêm yết là không có gì bất ngờ khi thị trường chứng khoán đã thiếu sức sống từ bốn năm qua. Có thể thấy số doanh nghiệp niêm yết đang thấp dần theo từng năm.

Tám tháng đầu năm 2012, số mã cổ phiếu lên sàn TPHCM và Hà Nội đều là 8. Năm 2011, số doanh nghiệp lên niêm yết ở sàn TPHCM là 30, Hà Nội: 29. Tương tự, năm 2010, ở sàn TPHCM là 80, Hà Nội: 113 doanh nghiệp.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)