Theo ông Phương, hiện tại nguồn hàng đang thiếu để cung ứng cho người dân TP.HCM lúc này là rau củ quả. Nguyên nhân được lý giải vì dịch bệnh ở các tỉnh vệ tinh xung quanh TP và các tỉnh miền Tây đang có diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 nên việc thu mua và vận chuyển hàng hóa khó khăn hơn.

“Người dân ở các tỉnh miền Tây có thói quen không tích trữ đồ ăn. Khi địa phương họ áp dụng Chỉ thị 16 thì họ gom hàng để sử dụng. Trước đó, TP đã có hợp đồng mua với nơi cung cấp, nhưng họ không đảm bảo, vì giá bán cho người địa phương cao hơn, còn cung cấp cho TP giá thấp”, ông Phương chia sẻ.

{keywords}
Lãnh đạo Sở Công thương cho biết, hiện tại người tiêu dùng TP.HCM đang thiếu rau củ quả

Lý do thứ 2, PGĐ Sở Công thương nói thêm: “Việc lưu thông hàng hóa, mỗi nơi áp dụng một kiểu, có nơi áp dụng chưa đúng, quá khắt khe nên rất khó khăn khi lưu thông. Ngoài ra, một số địa phương không cho người dân thực hiện việc thu hoạch cũng dẫn đến thu mua khó khăn hơn”

Để tháo gỡ, Sở Công thương TP đã liên hệ với các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và các tỉnh miền Bắc để đảm bảo nguồn hàng. “Các tỉnh phía Bắc dịch đang tạm ổn, vì vậy, TP đã liên hệ với các tỉnh để có thể tìm được nguồn hàng, cung ứng cho người dân”, ông Phương thông tin.

{keywords}
Chợ truyền thống đóng cửa do dịch cũng là nguyên nhân gây khan hiếm hàng

Lý giải thêm, PGĐ Sở Công Thương cho biết: “Hiện nay 46 chợ truyền thống tại TP còn hoạt động. Năng lực cung cấp hàng hóa lương thực thực phẩm có thể lên đến 60%, vì vậy khi dừng hoạt động là áp lực rất lớn khiến người dân xếp hàng vào siêu thị mua rau đông và lâu”.

Cũng theo đó, giải pháp tức thời là kêu gọi và huy động các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh hàng hóa hỗ trợ TP.HCM mở thêm mặt bằng để cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân kịp thời trong thời gian tới theo hướng, mặt hàng nào dễ thì làm trước.

Giải pháp căn cơ nhất là tích cực mở lại các chợ truyền thống. Không mở cửa toàn bộ, chỉ ưu tiên các mặt hàng rau củ quả. Phát phiếu mua theo giờ, hàng hóa đóng gói, không giao lưu, không tụ tập đông…

Trước câu hỏi về đường dây nóng “không hoạt động”, PGĐ Sở Công Thương cho biết, quy trình sẽ là quản lý, tiếp nhận thông tin, chuyển thông tin. Tuy nhiên, ông Phương cho hay: “Có ngày đường dây nóng nhận 16 cuộc gọi, nhưng tới 14 cuộc không có nội dung hoặc thiếu chính xác kể cả chuyện đi tiêm vắc xin, mâu thuẫn hàng xóm…

Riêng về thông tin các trường hợp găm hàng, tăng giá… Sở cam kết sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt nghiêm.

Túc trực 24/24h, Sài Gòn xử phạt nặng hành vi gom hàng trục lợi

Túc trực 24/24h, Sài Gòn xử phạt nặng hành vi gom hàng trục lợi

Hành vi mua hàng, gom hàng sau đó bán lại cho người dân với giá cao tại TP.HCM sẽ bị lực lượng chức năng xử lý.

Phan Thân