Theo dự đoán về xu hướng tiêu dùng trên thương mại điện tử dịp cuối năm (từ tháng 10/2021 tới tháng 1/2022) của Lazada, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ.

Thời gian có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, và tập trung vào các nhóm hàng cá nhân như quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé,... vì nỗi lo dịch bệnh trở lại, lo ngại thiếu hụt hàng hóa hay giao hàng gián đoạn. Còn các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được mua vào thời gian cận Tết hơn.

Nghiên cứu của iPrice Group cho thấy, người tiêu dùng Đông Nam Á sẽ chi trung bình 40 USD cho thương mại điện tử vào cuối năm nay. Hầu hết giao dịch mua sắm sẽ thuộc các danh mục như thiết bị thể thao và ngoài trời, sản phẩm sửa chữa nhà cửa và thiết bị điện tử.

iPrice Group đã đưa ra con số bằng cách kiểm tra mức chi tiêu trung bình của người tiêu dùng trên các thị trường trực tuyến trong cả nửa đầu năm 2019 và nửa đầu năm 2020. Mức chi tiêu trung bình của người tiêu dùng đã tăng 26% vào năm 2020, khi người tiêu dùng chi khoảng 32 USD cho thương mại điện tử.

{keywords}
Mua sắm trực tuyến tăng mạnh 

Ảnh hưởng của dịch bệnh, thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới. Người tiêu dùng đã và đang hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như ngày độc thân (11/11) hay 12/12 và sử dụng các mã giảm giá, voucher,...

Xu hướng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tiếp tục là phương thức hiệu quả để các thương hiệu, nhà bán hàng duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong mùa Lễ hội mua sắm cuối năm. Logistics sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong thị trường thương mại điện tử.

Các ngành hàng bách hóa, điện tử và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Các ngành hàng làm đẹp, thời trang sẽ có thể bùng nổ trong quý 4 năm nay khi các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới cũng như mùa mua sắm cuối năm và Tết đến cận kề. Người tiêu dùng có thể chi tiêu mạnh tay trở lại ở phân khúc sản phẩm cao cấp sau khi phải tiết chế mua sắm trong giai đoạn giãn cách.

Báo cáo quý 3/2021 của Lazada Việt Nam cho thấy, người tiêu dùng tại Việt Nam ưu tiên lựa chọn TMĐT để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn giãn cách xã hội của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4.

Lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách mua hàng đều tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh cũng tăng hơn gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cũng cho thấy bên cạnh ngành hàng bách hóa, các ngành hàng liên quan đến bảo vệ sức khỏe cũng như phục vụ nhu cầu giải trí tại nhà tiếp tục tăng trưởng bền vững.

Các số liệu trong báo cáo cho thấy ngành hàng bách hóa đứng đầu doanh thu trong quý 3/2021 với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là ngành hàng có lượt tìm kiếm nhiều nhất vào cuối tháng 8 khi chỉ thị 16 được ban hành và liên tục tăng trưởng xuyên suốt quý.

Báo cáo mới nhất của Facebook và Bain & Company chứng minh rằng sự "bình thường mới" là kết quả của thói quen mua sắm trong bối cảnh hiện tại. Doanh thu thương mại điện tử ở Đông Nam Á ước tính tăng gần gấp đôi lên 254 tỷ USD vào cuối năm 2026.

Thư Kỳ

Kinh doanh online, chứng khoán, bất động sản vào 'tầm ngắm' của cơ quan thuế

Kinh doanh online, chứng khoán, bất động sản vào 'tầm ngắm' của cơ quan thuế

Để thu tối thiểu 260.400 tỷ đồng trong quý 4/2021, ngành thuế sẽ tập trung rà soát các lĩnh vực còn tiềm năng như thương mại điện tử, kinh doanh online, chứng khoán, BĐS...