Đến nay, CHDCND Triều Tiên đã giữ con tàu tình báo điện tử USS Pueblo của Hải quân Mỹ 45 năm.

Các tin liên quan

Bắc Kinh phản ứng thế nào với Triều Tiên?

Mỹ điều tàu chiến tới sát Triều Tiên

Xem chiến đấu cơ tàng hình Mỹ dùng "uy hiếp" Triều Tiên

{keywords}
Tàu USS Pueblo bên bờ sông Taedong ở Bình Nhưỡng.

Khi Hải quân Mỹ tăng cường áp lực lên Triều Tiên bằng một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường tiến gần hơn tới bờ biển nước này, các nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ có lẽ sẽ nghĩ đến một động thái tương tự cách đây 45 năm vốn đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 11 tháng.

Ngày 23/1/1968, ở vùng biển quốc tế cách Triều Tiên 15 hải lý, USS Pueblo - một tàu tình báo điện tử của Mỹ - đã bị các tàu khu trục và các tàu mang ngư lôi bao vây với sự yểm trợ của các máy bay MiG trên bầu trời.

Lloyd Bucher, sĩ quan chỉ huy, đã lệnh cho nhân viên điện báo gửi tin tới các lực lượng ở Nhật Bản.

"Vừa bị yêu cầu đi theo vào Wonsan [Triều Tiên]. Ba người bị thương và một người bị mất chân. Chưa sử dụng vũ khí và chưa để lộ 50 cal MG [súng máy]. Đang hủy toàn bộ danh sách chủ chốt và nhiều [các thiết bị điện tử] hết mức có thể. Cần một sự giúp đỡ nào đó, những gã này không đùa được".

Tuy nhiên, sự giúp đỡ chưa bao giờ tới với họ và có rất ít cơ hội trốn thoát. Các thủy thủ trên Pueblo bị dồn lại và bị tống vào các trại tù. Trong khi Bình Nhưỡng công bố hình ảnh tuyên truyền thể hiện sự chăm sóc chu đáo nhưng thực tế thì khắc nghiệt hơn nhiều. Toàn bộ thủy thủ đoàn luôn bị bỏ đói và bị tra tấn trong gần một năm.

{keywords}
Thủy thủ đoàn USS Pueblo bị bắt ở Triều Tiên.

Donald McClarren, một thủy thủ trên Pueblo, sau đó đã kể về sự đối xử tồi tệ mà ông hứng chịu và sau khi bị tra tấn ông nghĩ mình sẽ bị giết chết.

"Và khi tôi ngồi đó, viên sĩ quan phía sau chiếc ghế rút súng ra rồi chĩa thẳng vào đầu tôi, và có tiếng "tách". Ý nghĩ trong đầu tôi khi ấy là "Mình sẽ nghe một tiếng nổ và viên đạn có gây đau đớn khi nó trúng đích? Và tôi trở nên trống rỗng".

Là sĩ quan chỉ huy, tàu trưởng Bucher bị dọa hành quyết và liên tục bị đánh đập. Ông bị giam giữ ở bên ngoài nhưng cuối cùng bị ép phải nhượng bộ khi được thông báo các thủy thủ của ông sẽ bị giết từng người một nếu ông không thú nhận tội do thám, theo Hội Cựu chiến binh USS Pueblo.

{keywords}
USS Pueblo một điểm hấp dẫn khách tham quan ở Bình Nhưỡn.

Do khi đó cuộc chiến ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt nên phía Mỹ không hề có một phản ứng quân sự nào nhằm vào Bình Nhưỡng. Thay vào đó, Tổng thống Lyndon Johnson dùng đến ngoại giao để trả tự do cho nhóm thủy thủ, tham gia đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.

Để đảm bảo họ được trả tự do vào ngày 23/12/1968, Mỹ đồng ý xin lỗi đã vi phạm lãnh thổ Triều Tiên, thừa nhận do thám, và cam kết sẽ không bao giờ do thám nước này nữa.

USS Pueblo hiện nay là một điểm hấp dẫn khách tham quan ở Bình Nhưỡng. Mới đây, chính quyền bang Colorado của Mỹ đã thúc giục chính quyền Washington đòi lại con tàu.

Thanh Hảo (Theo Business Insider)