Con số đó tương đương với xấp xỉ 40% số lượng nhân viên của SoundCloud. Ngoài ra nền tảng này còn phải đóng cửa các văn phòng của mình tại San Francisco và London, nhằm mục đích cắt giảm nhân sự và giữ “con tàu SoundCloud” không chìm nghỉm trong lúc cố gắng tìm cách duy trì dịch vụ.

Đó không phải là điềm lành dành cho dịch vụ stream nhạc trực tuyến từng làm mưa làm gió trước khi được Twitter và Spotify xem xét mua lại - nhưng vụ thương thuyết không thành đó cũng đã kết thúc từ bảy tháng trước.

Mặc cho việc nhà đồng sáng lập SoundCloud Alex Ljung nhấn mạnh rằng lợi nhuận của công ty “tăng hơn gấp đôi trong vòng 12 tháng gần đây”, TechCrunch ước tính rằng lợi nhuận năm tài chính 2016 của SoundCloud chỉ rơi vào khoảng 57 triệu USD.

Khi so sánh con số nhỏ bé đó với 2 tỷ USD lợi nhuận của Spotify và 1,39 tỷ USD của Pandora, con số 57 triệu USD chưa chắc đủ để trang trải cho chi phí phát triển sản phẩm cũng như bản quyền nhạc để có thể cạnh tranh với những đối thủ nặng ký còn lại.

Có vẻ như SoundCloud vẫn chưa tìm ra được công thức hoàn hảo để kiếm tiền của mình. Công ty này, tính đến thời điểm hiện tại đã quyên góp được khoảng 190 triệu USD, trước đây từng ra mắt một dịch vụ hạng sang tên SoundCloud Go cho phép người nghe mở rộng danh sách nhạc không chứa quảng cáo thêm khoảng 150 triệu bài.

Tuy nhiên, SoundCloud vẫn sở hữu một lượng người theo dõi khổng lồ với khoảng 175 triệu người trên 190 nước trên thế giới, một thành tựu đáng nể cho một nền tảng dịch vụ âm nhạc được xây dựng xung quanh cộng đồng những người làm nhạc độc lập. Giờ, điều SoundCloud cần là tìm cách khiến người dùng muốn trả tiền cho những dịch vụ của mình.