Ghi nhận sự quan tâm từ phía Chính phủ và xã hội cho Startup Việt

Là một trong những Startup nổi bật thế hệ thứ 2 tại Việt Nam, Appota từ một nhóm nhỏ với 12 thành viên giờ đã lên tới 250 nhân viên. "Với những kinh nghiệm thực tế về quá trình thành lập và phát triển của một Startup công nghệ chúng tôi phải làm việc thật sự chăm chỉ, ngay từ khi bắt đầu chúng tôi tập trung vào những gì chúng tôi đang cố gắng để làm, chúng tôi vượt qua, thất bại và thử các cách khác nhưng cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng cần tập trung vào thứ mà mình làm tốt nhất", ông Trần Vinh Quang- COO của Appota chia sẻ.

Ông Quang cũng chú ý thêm rằng, hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để hỗ trợ trong việc thúc đẩy cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp bằng cách đưa ra nhiều chính sách khác nhau.

“Tôi nghĩ rằng các Startup đã được tạo điều kiện tốt hơn so với thời điểm 2008-2011, hiện nay các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều thông tin hơn, kết nối dễ dàng hơn, có nhiều chuyên gia trong ngành hỗ trợ và dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay từ Chính phủ”  ông Quang cho biết thêm.

Một thị trường phát triển với hướng đi đúng

Theo NSI Ventures, bên cạnh Singapore và Indonesia, Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm mà họ hướng tới, với nhiều tiềm năng phát triển, các Startup tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư không chỉ ở khu vực mà còn trên thế giới. Việt Nam đang sở hữu một lực lượng lớn nhân lực công nghệ chất lượng cao.

Bà Lana Duong, chuyên viên cấp cao của NSI Ventures cho rằng, chú trọng đào tạo nhân lực về CNTT là một hướng đi đúng đắn của Việt Nam vì đó là nền tảng cơ bản nhất để thành công của các Startup công nghệ.

Ngoài ra, bà Lana còn nhận thấy làn sóng nhân lực quay trở lại Việt Nam của những du học sinh tại các quốc gia phát triển đang ngày một tăng, nó đã mang lại một lượng lớn nhân lực chất lượng cả về sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm tại những thị trường quốc tế lớn như Anh và Mỹ.

Môi trường có khả năng phục hồi nhanh sau khó khăn và đầy tiềm năng trong tương lai

Theo Saikit, CEO Captii Ventures nhận định thì gần một nửa các khoản đầu tư của Captii đã được hướng về Việt Nam trong vòng 30 tháng qua. Vị giám đốc điều hành Captii Venture này cũng tin rằng về cơ bản, Việt Nam đã thực sự trải qua một chu kỳ dài của 20 năm tăng trưởng kinh tế, và bây giờ đang bắt đầu để tìm đường tăng trưởng trở lại kể từ sau năm 2013 suy thoái. "Chúng ta đang ở đúng thời điểm, là sự khởi đầu của một giai đoạn tăng trưởng thực sự thú vị thu hút sự chú ý từ quốc tế” Saikit nói.

Có thể nói, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đang được đánh giá rất cao dưới con mắt của các chuyên gia và nhà đầu tư trong khu vực. Theo báo cáo của Topica Founder Institue, trong năm qua số thương vụ nhận đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp Việt Nam đã tăng 130% so với 2014, chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực lên các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm biến Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp.