Narendra Modi và Barack Obama có rất nhiều điểm tương đồng, khi cả hai cùng vươn tới quyền lực bằng khẩu hiệu tranh cử "Hy vọng và Thay đổi". 

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Theo India TV News, cũng giống như đương kim Tổng thống Mỹ, tân Thủ thủ tướng Ấn Độ đã dùng công nghệ hiện đại và các công cụ truyền thông xã hội để thay đổi bộ mặt cho chiến dịch tranh cử của ông.

{keywords}
(Ảnh: India TV News)

Cả hai đều là chính trị gia nổi tiếng nhất trên truyền thông xã hội. Trong thời gian chiến dịch tranh cử diễn ra, Modi đã vượt qua rất nhiều nhân vật khác, để trở thành chính trị gia được yêu thích nhất trên thế giới sau Obama. Ông cũng nhanh chóng bắt kịp nhà lãnh đạo Mỹ trên Twitter.

Modi bắt đầu ngày của mình bằng việc tới thăm Rajghatl, công trình tưởng niệm Mahatma Gandhi. Trong khi đó có một thực tế mà nhiều người biết, đó là Obama rất ngưỡng mộ người anh hùng Ấn Độ này.

Giống như ông chủ 52 tuổi của Nhà Trắng, Modi là một người đấu tranh mạnh mẽ chống thay đổi khí hậu và thích áp dụng công nghệ vào việc ngăn chặn các mối đe dọa trên toàn cầu. Khi còn là lãnh đạo bang Gujarat, ông đi tiên phong khuyến khích người Ấn Độ sử dụng năng lượng mặt trời trên quy mô lớn năm 2009.

Obama chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng của nước Mỹ - từ đường sá, cầu, cảng tới sân bay thì Modi cũng cam kết với dân chúng Ấn Độ rằng đó chính là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới.

Tương tự, ông cũng cam kết sẽ mang lại một kỷ nguyên minh bạch và trách nhiệm ở Ấn Độ.

Để thực hiện mục tiêu này, Obama đã thúc đẩy sử dụng phổ cập Internet và công nghệ IT để đưa lên mạng các dữ liệu kịp thời về chi tiêu và các dự án của chính phủ.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Modi cam kết dùng Internet và IT để đem lại sự minh bạch trong chính phủ của mình. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng điều đó sẽ giúp giải quyết tích cực nạn tham nhũng.

Sau khi giành chiến thắng vang dội ngày 16/5, Modi tuyên bố sẽ tổ chức lại chính phủ cho nhỏ gọn. Và hồi tháng 1/2008, sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ, Obama cũng nỗ lực cải tổ chính phủ Mỹ.

Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà ngoại giao giữ vai trò như các giám đốc điều hành nhằm bán sản phẩm của đất nước ra toàn thế giới và mang về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn trong chiến dịch vận động bầu cử, Modi cũng đề cao vai trò mà một nhà ngoại giao có thể đảm nhận trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế của quốc gia.

Thanh Hảo