Khi đi sứ sang Trung Quốc, bằng tài năng và bản lĩnh hơn người, nhiều sứ thần nước ta đã góp phần làm vẻ vang đất nước, để lại câu đối để đời, những áng văn hay khiến các nước lân bang phải khâm phục.
A. Nguyễn Sư Mạnh
B. Hồ Tông Thốc
C. Giang Văn Minh
Đáp án chính xác là Giang Văn Minh.
Giang Văn Minh (1573-1638), quê ở tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (Hà Nội ngày nay), năm 1628, ông thi đỗ Thám hoa. Vì khoa thi này không có trạng nguyên, bảng nhãn nên ông là người đỗ đầu. Giang Văn Minh cũng là người đỗ Thám hoa cao tuổi nhất trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam.
Năm 1637, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc, trong chuyến đi này, ông đã đối đáp yêu cầu vua Minh Tư Tông xóa bỏ lệ cống người vàng Liễu Thăng. Ông cũng thẳng thắn đối đáp với vua Minh để bảo vệ danh dự cho dân tộc.
Bị sứ thần Đại Việt làm cho bẽ mặt, vua Minh đã ra lệnh hãm hại ông. Khi thi hài được mang về nước, đích thân vua Lê, chúa Trịnh đến viếng linh cửu và truy tặng câu đối "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng" (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
A. Nguyễn Quốc Trinh
Đáp án chính xác là Nguyễn Quốc Trinh.
Trong cuộc thi với sứ thần Triều Tiên do vua Minh đề xuất: bảo hai sứ thần viết tên 100 danh thần của Trung Quốc, ai viết xong trước sẽ được phong làm “lưỡng quốc danh thần”, còn không sẽ bị cho là kẻ ngu dốt. Trong khi sứ Cao Ly cặm cụi viết thì Nguyễn Quốc Trinh vẫn ung dung ngồi cười, chờ sứ thần nước bạn viết gần xong, ông mới cầm thẻ tre viết 2 câu thơ: Khổng Môn thất thập nhị hiền / Vân Đài nhị thập bát tướng. Nghĩa là “Cửa Khổng có bảy mươi hai hiền nhân / Vân Đài ghi hai mươi tám tướng giỏi”.
Ý hai câu thơ trên đều dẫn theo tích của Trung Quốc, thời Xuân Thu, Khổng Tử có 72 học trò nổi tiếng giỏi. Còn Vân Đài là đài cao được xây vào thời vua Hán Vũ Đế, trên đó có khắc ghi 28 danh tướng dũng lược của triều Hán. Như vậy, qua hai câu thơ là đủ 100 người tài giỏi của Trung Quốc.
Tài năng của Nguyễn Quốc Trinh khiến vua tôi Trung Quốc khen ông hết lời, phong làm lưỡng quốc danh thần.
B. Nguyễn Giản Thanh
C. Nguyễn Cư Trinh
A. Nguyễn Khoái
B. Lương Nhữ Hộc
Đáp án chính xác là Lương Nhữ Hộc.
Lương Nhữ Hộc quê ở xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (Hải Dương ngày nay), đỗ Thám hoa năm 1442. Nhờ tài năng hơn người, năm 1659, ông được triều đình cử đi sứ phương Bắc. Trong chuyến đi này, ông đã đóng giả thành thương khách và học được nghề in sách. Đây chính là nghề mà người Trung Quốc đã có công phát minh ra. Sau chuyến đi sứ trở về, ông truyền lại nghề cho nhân dân quê ông, từ đây kỹ thuật in ấn phát triển lan sang những vùng khác. Về sau, Lương Nhữ Hộc được suy tôn là ông tổ của nghề in ở nước ta.
C. Nguyễn Nghiêu Tư
A. Phùng Khắc Khoan
B. Phan Công Hành
C. Nguyễn Nghiêu Tư
Đáp án chính xác là Nguyễn Nghiêu Tư.
Nguyễn Nghiêu Tư, người huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là trạng nguyên đời vua Lê Nhân Tông, gia đình ông có bố làm nghề mổ lợn nên còn được gọi là “trạng Lợn”. Theo sách Sứ thần Việt Nam, ngày ấy, ở Trung Quốc hạn hán kéo dài, nhân có "trạng Lợn" sang thăm, vua Minh mời trạng cầu đảo để thử tài. Trạng nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghiêm để ông cầu đảo. Khi thấy cỏ gà lang xuất hiện, biết sắp có mưa, trạng bèn lên đàn làm lễ, ông khấn theo cách nói lái: "Hường binh, hòa binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh...".Vua Minh nghe thấy khiếp đảm, bái phục trạng uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú trên trời. Khóa lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua Minh đã phục lại càng phục hơn.
A. Mạc Đĩnh Chi
Đáp án chính xác là Mạc Đĩnh Chi.
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay). Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi ông đỗ Trạng nguyên. Năm 1322, Mạc Đĩnh Chi được đi sứ sang nhà Nguyên lần thứ 2. Một lần cưỡi ngựa dạo phố, ông đi qua một ngôi nhà trước có đề bảng “trạng cờ xứ Hoa”. Vốn cũng là người mê cờ, Mạc Đĩnh Chi vào nhà cùng đánh cờ. Do tài nghệ đều siêu quần nên ván cờ kéo dài đến 3 ngày. Tối ngày thứ 3, Mạc Đĩnh Chi thấy cờ của mình núng thế, cũng đã tới giờ nghỉ nên ông xin ngừng ván cờ để sáng hôm sau đánh tiếp. Đêm đó, Mạc Đĩnh Chi miên man suy nghĩ để tìm cách thoát khỏi thế khó. Ông dựng lại bàn cờ trong óc và cuối cùng chợt phát hiện ra nước thí xe đánh tốt quyết định. Sáng hôm sau, Mạc Đĩnh Chi đi nước cờ quyết định, khiến chủ nhà thốt lên rằng: “Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài”.
B. Nguyễn Hiền
C. Lương Thế Vinh
A. Phạm Đôn Lễ
B. Lê Công Hành
Đáp án chính xác là Lê Công Hành.
Lê Công Hành (1606-1661) là trạng nguyên nhà Hậu Lê. Năm 1646, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong chuyến đi sứ này ông đã học được nghề thêu, mang về truyền lại cho người dân. Nhờ đó, ông được suy tôn là ông tổ của nghề thêu.
C. Trịnh Tuệ
Tiểu Uyên
Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?
Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.
Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.
Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?
Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.
Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.
Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?
Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.
Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?
Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.