"Họ nói, chúng tôi phải ở lại để chiến đấu khi quân Mỹ tới", một công nhân người Ghana nói với phóng viên hãng Al Jazeera từ một trại tị nạn.
Gaddafi đang ở đâu?
Bí ẩn lớn nhất về đại tá Gaddafi
Con trai Gaddafi sẽ phản bội cha?
Trong số hàng loạt báo cáo nói về sự tàn bạo đang diễn ra ở Libya có nhiều thông tin từ những người di cư châu Phi rằng họ bị bắt cóc và buộc phải chiến đấu bên cạnh lực lượng trung thành với người đứng đầu Libya, đại tá Gaddafi.
Hầu hết người di cư từ tiểu vùng Sahara châu Phi, tới khu trại tị nạn ở Tunisia, đều chạy trốn khỏi Libya vì sợ bị những người Libya coi họ là lính đánh thuê trả thù. Quy mô đội quân lính đánh thuê nước ngoài, hoặc người di cư bị ép tham chiến mà lực lượng Gaddafi sử dụng hiện chưa rõ ràng.
Một cựu cảnh sát Nigeria, đã ở Libya 8 năm với tư cách là kỹ thuật viên, cho biết bị bắt cóc hồi giữa tháng 3 tại một chốt kiểm soát ở Tripoli. Viên cựu cảnh sát này bị bắt cùng nhiều người khác tới từ Ghana, Mali và Niger rồi bị đưa vào một trung tâm quân sự.
"Có tới 100 người trong sân và xe tải quân sự đi tới, thêm nhiều người nữa lục tục đi xuống. Họ bắt đầu đánh mọi người, tôi thấy họ bắn một người Ghana ngay trước mắt. Hoảng sợ bao trùm. Sau đó, họ nhét chúng tôi vào một chiếc xe và lái ra sa mạc. Tôi nhìn thấy một nhà máy lọc dầu, có bằng chứng về các vụ oanh tạc, xe bị cháy và một mùi rất khét. Tôi nghĩ đó là Ras Lanouf".
Một công nhân Ghana khác cho biết bị binh sĩ Libya bắt cóc ngay
tại nhà ở Sirte. "Họ nói, tại sao chúng tôi cố tìm cách chạy khỏi Libya. Và
rằng, chúng tôi phải ở lại để chiến đấu khi quân Mỹ đến. Chúng tôi bị đưa tới
một đồn cảnh sát và rồi đi đến một bệnh viện ngầm, họ ra lệnh cho chúng tôi phải
dọn dẹp nơi này cho sạch sẽ".
Gaddafi dùng viễn cảnh người tị nạn rời Libya và tràn vào châu Âu như một lý do để ông nên tiếp tục nắm quyền
Thông tin về lính đánh thuê người nước ngoài được chở tới Libya và bắn người biểu tình đã nổi lên ngay từ những tuần đầu tiên khi biểu tình diễn ra.
"Có những bằng chứng rõ rằng về việc Algeria đã đưa phi công tới Libya trước khi vùng cấm bay được quốc tế thiết lập, và còn cung cấp xe quân sự để chuyển người, có thể là lính đánh thuê được trang bị vũ khí...", Jeremy Keenan, một giáo sư ở Maghreb nói. Ông này cho biết, khoảng 5.000 tới 10.000 lính đánh thuê đã vào Libya khi biểu tình diễn ra song không có bằng chứng vững chắc về việc này.
"Nếu bạn có hàng triệu người di cư đang ở Libya, hầu hết là người châu Phi không có giấy tờ, tôi ngờ rằng Gaddafi sẽ sử dụng họ chứ không phải người Libya để làm lá chắn sống...điều then chốt là Gaddafi đã đẩy họ vào tình huống khó khăn, không thể rời nước này. Tôi ngờ rằng khi phe đối lập gặp những người trên - nói thứ ngôn ngữ khác, cũng da đen, sẽ gọi họ là lính đánh thuê. Tại đây có rất nhiều sự lầm lẫn".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Journal du Dimanche của Pháp, hồi tháng 2 vừa qua, đại tá Gaddafi cảnh báo: "Các vị sẽ chứng kiến một làn sóng hàng nghìn người nhập cư đổ vào châu Âu từ Libya, sẽ không ai ngăn chặn nổi họ".
Ước tính một triệu người di cư ở tiểu vùng Sahara đang sống ở Libya song dường như không có tài liệu nào ghi chép về số người này. Nhiều người đã vượt sa mạc để vào Libya. Một khi vào nước này, hàng nghìn người di cưc bị bắt và bị giam trong các trung tâm giam giữ. Một số người đã tháo chạy và có thể nói công khai về điều kiện sống trong trung tâm.
- Nguyễn (Theo Al Jazzera)