Trước những thảm kịch như vụ thảm sát tại Houla và giờ đây là Hama, thế giới đang bấn loạn tìm cách ngăn Syria không rơi vào cảnh ‘nồi da nấu thịt’, và giúp tìm ra một cách thức nào đó để khởi động tiến trình chính trị. 

 
Vụ thảm sát tại Houla khiến cả thế giới rúng động
Nhưng cho dù cả thế giới vỡ mộng, họ vẫn phải cố gắng để làm một điều tương tự: ít ra là lúc này chẳng có cách nào khác ngoài sáng kiến hòa bình của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Kofi Annan. Mặc dù trên thực tế, sáng kiến này không đạt được nhiều tiến triển cho dù nhận được sự ủng hộ của cả thế giới và – trên lý thuyết – của chính quyền Syria.  

Cuộc đối thoại giữa ông Annan và Tổng thống Bashar al-Assad hôm thứ Ba vừa qua đã thất bại. Cho tới lúc này không có bất kỳ một dấu hiệu nào của ‘các biện pháp mạnh mẽ’ mà ông Annan muốn lãnh đạo Syria tiến hành để chứng minh rằng ông thật sự nghiêm túc khi thực thi kế hoạch hòa bình gồm 6 điểm. 

Dần dà, ông Annan hiểu rằng mình đang phải lặp đi lặp lại lời khẩn cầu ông Assad tiến hành các ‘biện pháp mạnh mẽ’ ba ngày sau đó tại Beirut. Đến lúc, ông Annan cũng phải thừa nhận nỗi ‘thất vọng và sốt ruột. 

Chính sách của ông Annan tập trung rõ ràng vào việc thúc đẩy chính quyền – với tư cách là đảng mạnh nhất – đưa ra các biện pháp quan trọng: chẳng hạn như rút quân đội và các vũ khí hạng nặng khỏi những khu đông dân cư. Đôi khi, việc này đáng ra nên phải thực thi vài tuần trước như là giai đoạn đầu tiên phải tiến hành để bình ổn lại tình hình thực tế. 

Nhưng điều này đã không xảy ra, bất kể việc Ngoại trưởng Syria đã có thư đảm bảo gửi tới ông Annan hồi tháng Tư. 

Chính quyền thì lo sợ rằng khoảng trống quyền lực sẽ bị các tay súng nổi dậy lấp đầy hoặc rơi vào tay phe đối lập. Họ sợ rằng điều này có thể dẫn tới mất kiểm soát tại các vùng quan trọng của đất nước. 

Nói cách khác, như những gì xảy ra trên thực tế đã chỉ ra, họ không chấp nhận việc thực thi bất kể kế hoạch hòa bình nào đòi hỏi phải rút quân, bởi vì điều đó sẽ định đoạt nên số mệnh của cả chính quyền hiện tại. 

Ông Annan cố gắng để thuyết phục chính quyền Assad rằng phe đối lập có thể sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn – và rằng các quốc gia đang hậu thuẫn các tay súng nổi dậy sẽ ngưng cung cấp vũ khí cho họ. 

Sau đó, ông Annan tiếp tục đến các quốc gia lân cận Syria, và nội dung đối thoại của ông tập trung vào các nỗ lực ngừng buôn lậu vũ khí qua biên giới. 

Để đạt được thực tế hoặc thậm chí là những lời đảm bảo tin cậy về những việc xảy ra, và có thể thuyết phục được chính quyền Syria cất bớt súng ống, xe tăng và quân đội đi dường như chỉ là những hy vọng mong manh nếu như nhìn vào tình cảnh chua chát và ngày càng tệ hại hơn. 

Vai trò của Nga 

Có vẻ như thứ còn thiếu lúc này chính là một sức ép từ phía Moscow lên Damscus. Sức ép này có tầm quan trọng then chốt để buộc chính quyền Syria chấp thuận kế hoạch của ông Annan ngay từ đầu, và từ bỏ các điều kiện bất khả mà sau đó họ đặt ra khi thực thi kế hoạch này. 

Sau đó, bất kể sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về quan điểm của Nga khi sự kiện Houla xảy ra, Nga vẫn không đồng tình với ý tưởng của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm có hành động cứng rắn hơn, chẳng hạn như lệnh trừng phạt với Syria. 

Bác bỏ các biện pháp cứng rắn với Damascus đã buộc thêm gánh nặng lên vai Nga, và giúp đảm bảo việc Syria tuân thủ kế hoạch của ông Annan. Đến giờ, Nga vẫn nói rằng kế hoạch đó là con đường duy nhất đưa Syria ra khỏi bạo lực. 

Còn nếu như lúc này Syria cứ đi theo hướng nội chiến chia rẽ bè phái cùng với hệ quả thảm khốc cho cả khu vực, Nga có thể sẽ sớm phải lựa chọn giữa việc thúc đẩy một sự chuyển giao hòa bình và nghiêm túc với hy vọng cứu chữa mối quan hệ với bất kỳ ‘quốc gia Syria’ nào trỗi dậy sau cuộc khủng hoảng – với việc cứ níu giữ chính quyền hiện tại bằng bất cứ giá nào. 

Sau nhiều tháng bế tắc đẫm máu giữa phe nổi dậy nhất quyết không chịu lùi bước và chính quyền không khoan nhượng, có một số dấu hiệu cho thấy một số điều đang bắt đầu thay đổi. 

Lần đầu tiên, những thương gia dòng Sunni tại các khu chợ Hồi giáo – trước kia từng là nững người trụ cột tin tưởng ủng hộ cho chính quyền – nay đã đóng cửa các gian hàng và đình công phản đối vụ thảm sát tại Houla, cho dù chính quyền nỗ lực tìm cách buộc họ mở cửa các gian hàng. 

Các hồi chuông cảnh tỉnh 

Một số người dân thường ở Damascus cho biết nhóm du kích thân chính phủ shabiha đảm nhận vai trò kiềm chế quan trọng tại trung tâm thành phố, họ mặc đồng phục cảnh sát trật tự và khiến cho công chúng tầng lớp trung lưu xa lánh vì có cách hành xử hung bạo. 

Cảm giác dễ bị tấn công và sẵn sàng đáp trả của chính quyền có thể ngày càng trầm trọng hơn nếu như thật sự là một số người trong đó – bao gồm cả anh vợ của Tổng thống là law Assef Shawkat – vẫn đang trong tình trạng nguy kịch sau khi bị một kẻ đột nhập đầu độc tại một hội nghị an ninh cấp cao vào tháng trước. 

Phe đối lập lên tiếng về vụ việc vào ngày 20/5, nhưng các nhà cầm quyền đã bác bỏ thông tin này. Nhưng một số nguồn lại cho rằng sự việc trên là có thực. 

Cho dù thực hư việc này là gì, thì mức độ thù địch trên khắp đất nước Syria đã bị đẩy đến mức ghê rợn theo hướng có khi còn tệ hơn cả khi lệnh ngừng bắn của ông Annan đi vào hiệu lực hôm 12/4. 

Và những vụ việc như thảm sát tại Houla và hành động tàn bạo của của phe đối lập nhằm vào shabiha đã làm khuếch đại thêm quan điểm bè phái sẵn có về một cuộc đối đầu mà trong đó, phe nổi dậy chủ yếu dựa trên những khu vực nghèo nàn trong cộng đồng Sunni chiếm đa số. 

Đó là lý do tại sao, bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày mà không có hồi kết, hồi chuông cảnh tỉnh đã gióng lên inh ỏi tại các tòa án công lý trên khắp thế giới. 

Còn về phần Syria cùng với các mảnh ghép giáo phái và dân tộc thiểu số, họ có thể rơi vào cuộc xung đột bất tận mà như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói, đó là một ‘thảm họa nội chiến mà quốc gia này không bao giờ có thể khôi phục được’. 

  • Lê Thu (theo BBC)

Nga-Trung cứng rắn về vấn đề Syria, Iran
Moscow và Bắc Kinh khẳng định lại là họ phản đối mạnh mẽ việc can thiệp vào Syria bất kể việc hai nước đang chịu sức ép nặng nề từ các quốc gia phương Tây nhằm thay đổi lập trường đối với Damascus.
 
Thêm một thảm sát đẫm máu tại Syria
;Ít nhất 86 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng tại tỉnh Hama. Các nhà hoạt động đối lập cho rằng vụ thảm sát mới nhất này là do các lực lượng thân chính quyền Syria gây nên.
 
Nga tính chuyện để Tổng thống Syria ra đi
<p style="text-align: justify;">Nga cho biết rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể rời bỏ quyền lực. Đây là một phần trong biện pháp giải quyết xung đột đẫm máu tại Syria.
 
Thế giới 24h: Hết đường giải cứu Syria?
;Phe đối lập tại Syria tuyên bố không tiếp tục thực thi kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan; 8 nước thành viên câu lạc bộ hạt nhân đua nhau hiện đại hóa kho vũ khí... là các tin nóng trong 24 giờ qua.
 
Mỹ công bố ảnh vệ tinh mộ tập thể ở Syria
Một trang web của chính phủ Mỹ hôm 1/6 đã công bố cái gọi là bằng chứng về những nấm mồ tập thể và các vụ tấn công vào khu vực dân sự của quân đội chính phủ Syria.
 
Thái độ của Nga với Syria đã thay đổi?
Moscow cùng lên tiếng với Hội đồng Bảo an LHQ chỉ trích vụ thảm sát dân thường ở Houla, đồng thời nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực ở Syria còn quan trọng hơn là bảo vệ chính quyền Damascus.