Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây cũng là chỉ đạo xuyên suốt của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những năm qua. Ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai chủ trương này. Bên cạnh đó, nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội.

{keywords}
NNHC đang có xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do bảo đảm cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và xã hội.

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha năm 2019; có khoảng 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ; số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người; số lượng DN sản xuất hữu cơ là 97 DN; tham gia xuất khẩu là 60 DN với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italy... là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới. (Theo điều tra công bố năm 2020 của Tổ chức Nông nghiệp Quốc tế IFOAM).

Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030, mục tiêu phát triển nền NNHC có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm NNHC được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đề án cũng đưa ra mục tiêu cụ thể về diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đến năm 2020 đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp, đến năm 2030 đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Mặc dù các sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng và có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước, nhưng việc đưa các sản phẩm NNHC đến với người tiêu dùng vẫn đang gặp khó khăn. Theo thống kê, có tới 85% nông sản được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ truyền thống (chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ, bán lẻ, bán rong…); 15% còn lại là qua kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…). Ngoài thị trường trong nước, hiện tại cũng đã có nhiều đơn vị xuất khẩu các loại rau, quả hữu cơ với sản lượng xuất khẩu mỗi năm khoảng hơn 260 nghìn tấn. Ngoài ra, một số hàng thủy sản hữu cơ như tôm, cá tra cũng được khách hàng các quốc gia nhập khẩu đánh giá tốt, mua giá cao hơn khoảng 30% so với tôm, cá tra thông thường.

Ðề án phát triển NNHC giai đoạn 2020 - 2030 đã cụ thể hóa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ðề án nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về NNHC của các vùng, miền và địa phương, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất NNHC ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, NNHC đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do bảo đảm cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội.

Thứ trưởng NN và PTNT Trần Thanh Nam cho biết, để thực hiện hiệu quả sản xuất NNHC, bên cạnh diện tích tiếp tục phải thâm canh, tăng năng suất nhằm bảo đảm an ninh lương thực, thì từng địa phương căn cứ vào diện tích đất, cũng như mặt hàng nông nghiệp chủ lực để chỉ đạo phát triển NNHC. Các địa phương cần tập trung công tác đào tạo và nâng cao năng lực sản xuất để các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ dân triển khai các mô hình NNHC hiểu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm nông nghiệp sản xuất. Một điều quan trọng là chính các nhà sản xuất NNHC cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các sản phẩm NNHC khi đưa ra thị trường về nhãn mác, chất lượng để tự bảo vệ thương hiệu sản xuất của mình.

Trước nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp cũng như người dân đối với các sản phẩm NNHC hiện nay, Chính phủ xác định NNHC đang có xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do bảo đảm cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và xã hội. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển NNHC của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp trong mô hình sản xuất hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị là rất quan trọng, từ đó hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất một cách bền vững. Doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo đảm thị trường tiêu thụ trong liên kết dọc, người sản xuất được hỗ trợ một phần chi phí.

Trong chuỗi cung - cầu, nhà sản xuất và kinh doanh liên kết lại, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến sâu và bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ. Ðây là các doanh nghiệp có vai trò quyết định đẩy mạnh lượng cầu trong sản xuất hữu cơ. Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp đầu vào hoạt động, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng. Ðồng thời, vai trò của các hộ gia đình, các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất hữu cơ không thể thiếu trong chuỗi liên kết này.

Các địa phương căn cứ vào lợi thế về điều kiện sinh thái, sản phẩm có thế mạnh và thị trường tiêu thụ, xác định các sản phẩm NNHC chủ lực, trên cơ sở đó xây dựng đề án phát triển NNHC, đánh giá đất đai, nguồn nước, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển các vùng sản xuất NNHC tập trung, kêu gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân có nhu cầu sản xuất hữu cơ đầu tư vào sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện nghiêm việc kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định để bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được chứng nhận khi lưu thông trên thị trường. Ði đôi với việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển NNHC, cần thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, kinh doanh…

Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tổng mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại thị trường trong nước hằng năm khoảng 500 tỷ đồng, trong đó tập trung tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Chỉ tính riêng thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhu cầu sản phẩm hữu cơ rất lớn, trong khi nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 1%. Như vậy, thị phần cho nông sản hữu cơ được đánh giá hiện vẫn còn tới 99%.

Ngọc Ánh