Các lãnh đạo Iran không nhìn thấy nhiều lợi ích quốc gia khi nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ và các đối tác xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran. Tính toán cho thấy không có dấu hiệu của sự biến chuyển.
Binh sĩ Iran |
Tuy nhiên, điều đáng buồn là các mệnh lệnh và chỉ dụ không có nhiều sức nặng khi các quốc gia bị chia rẽ trong suốt nhiều thập kỷ vì nghi kỵ lẫn nhau. Hệ quả là, hàng loạt các cuộc đàm phán diễn ra trong suốt 10 năm qua vẫn không mang lại kết quả nào cụ thể.
Điều này không khiến người ta ngạc nhiên khi chứng kiến những gì diễn ra tại Baghdad vào ngày 23-24/5 vừa qua, cho dù mọi công việc chuẩn bị hết sức tập trung nhằm mục đích đưa ra một kết quả khả quan nào đó. Hai tuần thảo luận về mặt kỹ thuật diễn ra tại Vienna (Áo) và các nơi khác ở châu Âu giữa EU, IAEA và cả Iran.
Tiếp theo đó là các cuộc thảo luận ở Tehran do Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano điều hành với tuyên bố về việc ‘còn sớm’ để giải quyết các lo ngại về quy mô quân sự của chương trình hạt nhân. Các biện pháp xây dựng lòng tin và các sáng kiến như các chất đồng vị để sử dụng cho y học và nâng cấp các lò phản ứng cũ một cách an toàn được các nhà đàm phán phương Tây đưa ra, đổi lại Tehran sẽ phải cho phép IAEA giám sát và ngừng việc làm giàu uranium. Đoàn đàm phán của Iran một lần nữa lại hứa hẹn rằng “chỉ trong một hoặc hai ngày tới, chúng tôi sẽ mang đến tin tốt lành”.
Nhưng người phát ngôn của Quốc hội Iran là Ali Larijani lại cảnh báo rằng “Iran không tin và cực kỳ nghi ngờ một số quốc gia chuyên đi bắt nạt nước yếu liên quan tới vấn đề hạt nhân”.
Trong một động thái khác, trước khi diễn ra các cuộc đàm phán ở Baghdad, các nhà khoa học đã tiến hành lắp đặt các thanh uranium làm giàu 20% trong nước vào lò phản ứng nghiên cứu ở Tehran. Đó không phải là một tín hiệu tốt trước khi tiến hành một phiên thảo luận mới dưới sức nặng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây và những lời đe dọa nhằm vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của Iran.
Rõ ràng, khoảng cách trong việc thấu hiểu lẫn nhau giữa phương Tây và Iran còn lớn hơn rất nhiều so với những gì nói trong các thông cáo chính thức. Báo cáo mới đây nhất của IAEA cho thấy các thanh sát viên phát hiện ra một mức độ nhất định uranium được làm giàu tới mức độ 27% tại cơ sở hạt nhân Fordo ba tháng trước đây.
Các giải thích về mặt kỹ thuật cho sự tồn tại của lượng uranium làm giàu hơn so với mức thông thường có vẻ như khó có thể thuyết phục được các quốc gia vẫn luôn thù địch với chương trình hạt nhân của Tehran. Khoảng cách giữa đôi bên lại càng rộng hơn khi mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran lại bác bỏ tuyên bố của ông Amano về một thỏa thuận để thanh sát khu liên hợp quân sự Parchin và tuyên bố xây dựng thêm các nhà máy năng lượng nguyên tử mới.
Tuy nhiên, Iran vẫn cần có một thỏa thuận với phương Tây về chương trình hạt nhân của mình, đặc biệt là thỏa thuận nhằm giỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào kinh tế của nước này. Lượng dầu thô xuất khẩu của Iran chiếm tới 80% thu nhập từ bên ngoài, hiện đã giảm đáng kể sau các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc.
Các lệnh cấm vận khác đã làm cản trở các tiến bộ về mặt công nghệ trong các lĩnh vực phi hạt nhân – chẳng hạn như công nghiệp hàng không, các ngành điện tử, và sản xuất lương thực. Khi nền công nghiệp đình đốn, số lượng thất nghiệp gia tăng 25%. Cùng với đó là các hệ quả từ các lệnh trừng phạt gây nên đối với các vấn đề xã hội khác.
Tuy nhiên, các lãnh đạo của Iran vẫn không nhìn thấy nhiều lợi ích quốc gia khi nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ và các đối tác xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran. Bởi khi nhìn vào bối cảnh rối ren và đầy biến động của khu vực Trung Đông hiện nay thời hậu ‘Mùa xuân Ả Rập’ và sự can thiệp mạnh mẽ của các quốc gia phương Tây trong khu vực, Tehran có thể nghĩ rằng việc đàm phán về vấn đề hạt nhân sẽ chẳng đảm bảo được điều gì.
“Các loại vũ khí đặc biệt’ được coi như là một biện pháp hữu hiệu để bảo toàn đất nước, thậm chí, còn nên coi như một quyền lợi. Phương Tây cũng có thể nghĩ rằng Tehran vốn tự hào về nền văn minh lâu đời và lịch sử vẻ vang của đất nước mình, do đó, các lãnh đạo của họ muốn phát huy vị thế đó bằng cách đưa đất nước gia nhập hàng ngũ các quốc gia có sức mạnh hạt nhân.
Hơn nữa, bản thân lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Iran cũng không hoàn toàn bất lợi đối với Tehran. Các quan chức Iran vẫn tin rằng ‘các lệnh trừng phạt không phải là phép tính hòa’, và họ còn có thể chống chịu được các lệnh cấm cho tới chừng nào phương Tây vẫn còn phải cần tới dầu thô và khí đốt tự nhiên của họ (giống như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang cần).
Và về lâu dài, các lệnh trừng phạt này lại bất ngờ giúp cho Iran bảo tồn được các nguồn tài nguyên của mình – với các mỏ dầu có trữ lượng lớn thứ 4 thế giới và khí đốt có trữ lượng đứng thứ hai thế giới. Tất nhiên, thế giới sẽ phải cần tới kho nhiên liệu lớn này khi các mỏ dầu và khí đốt khác đã bị rút cạn.
Cuối cùng, Iran coi vấn đề hạt nhân phức tạp hơn rất nhiều so với cách phương Tây nghĩ. Thậm chí, trong khía cạnh ngoại giao, các lãnh đạo Iran coi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của họ chỉ là một trong rất nhiều khía cạnh căng thẳng phức tạp với Mỹ và châu Âu, và việc tìm cách giải quyết tổng thể các mối căng thẳng đó chứ không chỉ là một phần nhất định.
- Lê Thu (theo Diplomat)
Lầu Năm Góc đã 'sẵn sàng' tấn công Iran
;Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố rằng Mỹ đã sẵn sàng làm tất cả
những gì có thể để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.
Sốc với tài sao chép vũ khí Mỹ của Iran
Trong quá trình tập trận tới đây, Iran sẽ ra mắt máy bay trực thăng
tấn công tự sản xuất, song theo các chuyên gia thì đây là "bản sao" của
máy bay Cobra AH-1 của Mỹ.
Tại sao Iran đổi giọng?
Thế giới sẽ ở trong tình trạng rất tồi tệ nếu như Iran xây dựng vũ khí hạt
nhân. Nhưng nếu như khuyến khích Iran cùng tham gia vào các vấn đề rộng hơn của
Trung Đông, Tehran có thể sẽ nghĩ lại.
|