Takata là ai?

Hãng sản xuất Takata được thành lập vào năm 1933 tại Shiga Prefecture, Nhật Bản. Người sáng lập ra cái tên Takata là Takezo Takada với những sản phẩm đầu tiên là dây an toàn cho dù và các mặt hàng dệt khác.

Đầu năm 1950, hãng này bắt đầu bước vào nghiên cứu và sản xuất các thiết bị an toàn được sử dụng trên xe ô tô. Đầu 1960, Takata đã xuất xưởng những sản phẩm đầu tiên và bước đầu thử nghiệm các va cham thử nghiệm va chạm thực vật để thử nghiệm dây an toàn trong điều kiện thế giới thực.

Trong những năm 80, Takata bắt đầu phát triển nhanh chóng, đổi tên thành Takata corp và bắt đầu mở rộng địa bàn sang hàn Quốc, Mỹ, Ireland và đến 10 năm sau đó, Takata đã trở thành một cái tên lớn trong lonhx vực sản xuất dây an toàn cung cấp cho hầu hết các hãng xe và bước đầu trở thành tập đoàn quốc tế và hoạt động trên nhiều nước trên thế giới.

Năm 2000, hãng này đã mua lại đối thủ cạnh tranh Petri AG, một nhà sản xuất của Đức, hình thành nên các chi nhánh sản xuất ở châu Âu và trở thành nhà sản xuất chủ đạo cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô

Thập niên 70 – 80, Takata trở thành công ty đầu tiên ở Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu, sản xuất và cung túi khí cho ô tô.

Hiện tại, dù đối mặt với rất nhiều vấn đề, Takata là một trong số ít các nhà sản xuất túi khí trên thế giới được sử dụng ở nhiều hãng ô tô với sự phát triển tích hợp đầy đủ tử thiết kế, khả năng sản xuất cho toàn bộ hệ thống túi khí an toàn từ túi khí, thiết bị tác động cảm biến, mô-đun túi khí,...

Tính đến 31/3/2015, khi năm tài chính kết thúc, Takata đạt doanh thu 642.810 triệu Yên và có 48.775 nhân viên hoạt động ở nhiều chi nhánh trên thế giới.

“Scandal” thu hồi xe kỷ lục

Takata bắt đầu sản xuất túi khí vào những năm 80 và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Theo thống kê, năm 2014, hãng này nắm giữ khoảng 20 % thị phần toàn thế giới và là đối tác của hầu hết các hãng xe trên thế giới.

Thế nhưng, sự phát triển nhanh chóng của Takata cũng khiến hãng này đối đầu với lời cáo buộc là nguyên nhân của những vụ triệu hồi xe lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô trong nhiều năm.

Các cuộc triệu hồi bắt đầu diễn ra từ năm 2013. Nhưng, có nhiều thông tin cho rằng, vấn đề túi khí của hãng này có thể dẫn đến thương vong hoặc chết người đã bắt đầu từ năm 2003.

Hãng đầu tiên tuyên bố về vấn đề túi khí của Takata là Honda và rất nhanh chóng, từ tháng 4 – 5/ 2013, có tổng cộng 3,6 triệu xe triệu hồi do túi khí Takata bị lỗi. Tất cả các túi khí đã được thay thế và sửa chữa lại.

Nhưng sự việc diễn ra liên tiếp và ngày càng dày đặc hơn, khi hàng loạt các đối tác còn lại của Takata, các hãng sản xuất ô tô danh tiếng đều bắt đầu cáo buộc Takata có liên quan đến các vụ chấn thương hoặc tử vong do va chạm đều liên quan đến túi khí mà hãng này sản xuất.

Tháng 6/2014, Takata đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của mình khi không quản lý được chất lượng các sản phẩm của mình và cho biết, hãng này đang trong nỗ lực phối hợp cùng các hãng xe để ngăn chặn hậu quả. Nhưng cũng chính lúc này, hàng loạt các nhà sản xuất ô tô danh tiếng trên thế giới: Mazda, Toyota, Subaru, Saab, Pontiac Nissan Mitsubishi, Lexus, Infiniti, Honda, Ford, Chevrolet, Chrysler, BMW lần lượt đưa ra các cuộc triệu hồi xe do là túi khí trang bị trong xe không bung hay thậm chí có thể vỡ vụn khi gặp va chạm. Hầu hết các hãng này đã quay lại đổ lỗi cho Takta vì những cáo buộc mà Ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) áp đặt lên họ

Tính đến nay, có khoảng  34 triệu chiếc xe sử dụng túi khí của Takata của hơn 10 thương hiệu đã được triệu hồi trên toàn cầu. Và có lẽ, con số sẽ chưa dừng ở đó.

Liệu lỗi có thuộc về mình Takata?

Liên tiếp đối mặt với những vụ kiện tụng và án phạt, Takata phải nhận phần lỗi về mình. Nhưng hãng này cũng bắt đầu đưa ra những nguyên nhân thuyết phục của vấn đề túi khí.

Hồi tháng 6 năm ngoái, Takata cho biết độ ẩm quá mức cho phép là nguyên nhân của hầu hết các vụ việc. Độ ẩm thấm bên trong bộ phận bơm tăng áp của túi khí có thể dẫn đến tình trạng túi khí không hoạt động hoặc không hoạt động như mong muốn khi xảy ra va chạm. Đến đầu năm nay, khi hàng loạt các sự việc vẫn liên tiếp xảy ra, Takata đã một lần nữa khẳng định, vấn đề của túi khí không nằm ở chất lượng sản phẩm mà do quá trình sử dụng và bảo quản bởi tất cả mọi vụ việc đều xảy ra ở các quốc gia nằm trong khu vực có độ nóng, ẩm cao như Mỹ, Mỹ La tinh hay khu vực Đông Nam Á.

Tuy thế, khi người dùng còn đang giận giữ và các hãng ô tô đối tác như Honda, Toyota dần “lạnh nhạt” và bắt đầu tìm kiếm các đối tác mới, Takata hãng này cũng đang điều tra nguyên nhân của sự việc, cải thiện quan hệ với các đối tác và niềm tin của khách hàng.

Trên website chính thức của Takata đã đăng tải bức thư xin lỗi của Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Shigehisa Takada. Bức thư có đoạn: Tôi muốn xin lỗi vì bất đã gây ra cho cộng đồng những người sử dụng xe, đối tác kinh doanh và các cổ đông bởi các cuộc triệu hồi xe do túi khí Takata.

Như chia sẻ của Shigehisa Takada, an toàn là nền tảng kinh doanh của Takata. Và hãng này sẽ tiếp tục theo đuổi việc phát triển và sản xuất các sáng tạo, các hệ thống chất lượng cao và các sản phẩm an toàn và có thể bảo vệ người dùng khi đi xe.

Takata cũng đã bắt đầu áp dụng một loạt các biện pháp mới để tăng cường kiểm soát chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và cho biết chất lượng sản phẩm là ưu tiên cao nhất của hãng này.

Hãng  này cho biết, đang phát triển hệ thống an toàn cảnh báo trước khi vụ tai nạn xảy ra để giúp giảm thiểu chấn thương, các hệ thống an toàn chủ động thông qua việc sử dụng các camera cảm biến trước và sau; cảnh báo lái xe các mối nguy hiểm để ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra.