Xin chào anh/chị, cho em hỏi là em đăng kí tạm trú ở quận Tân Bình, em có thể đăng kí cấp CCCD ở phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an TP.HCM không ạ? Sổ hộ khẩu mang theo là sổ có tên mình trong đó hay sao ạ? Em cảm ơn rất nhiều ạ. 

Chào bạn, bạn phải làm CCCD ở nơi có hộ khẩu thường trú và khi đi bạn cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ như sau: Hồ sơ làm căn cước công dân gồm những gì?

Cấp chuyển: chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân cần:

Bản gốc sổ hộ khẩu

Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp.

Chứng minh nhân dân cũ. Riêng trường hợp mất chứng minh nhân dân cũ, cần làm thêm đơn CMND01 xin xác nhận của công an phường.  

{keywords}
Ảnh minh họa

Cấp mới lần đầu cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên cần:

Bản gốc sổ hộ khẩu

Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp. 

 

Cấp đổi

Dành cho các trường hợp sau

Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi bắt buộc đổi theo quy định của Luật Căn cước Công dân

Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được

Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; Đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán

Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân

Khi công dân có yêu cầu

Hồ sơ bao gồm

Bản gốc sổ hộ khẩu

Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp. Mẫu tờ khai và lưu ý khi điền tại đây

Căn cước công dân cũ 

Cấp lại

Dành cho các trường hợp sau

Bị mất thẻ CCCD

Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc Tịch Việt Nam

Hồ sơ bao gồm

Bản gốc sổ hộ khẩu

Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp. Mẫu tờ khai và lưu ý khi điền tại đây

Lưu ý: nếu địa phương thay đổi tên gọi như huyện lên quận, phường lên xã, thay đổi tên đường, thay đổi số nhà… làm cho địa chỉ sổ hộ khẩu không khớp với thực tế cần đi sửa lại địa chỉ sổ hộ khẩu trước khi đi làm căn cước công dân. 

Làm căn cước công dân ở đâu
Địa chỉ làm căn cước công dân là Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc Tỉnh. Thời gian làm việc của các cơ quan này từ thứ 2 đến sáng thứ 7 trừ ngày lễ tết. Sáng 8:00-11:30 & Chiều 13:00-17:00.

Quy trình làm thẻ căn cước công dân
Tổng thời gian mất khoảng 30 – 45′. Trường hợp đổi từ CMND, CMND sẽ bị cắt góc và trả lại cùng với giấy hẹn.

Nhận tờ khai CC01, điền thông tin, ký tên

Nộp hồ sơ rồi ngồi chờ đến lượt lấy dấu vân tay; Chụp ảnh

Kiểm tra thông tin mẫu CC02 do cán bộ xử lý điền thông tin xem có chính xác không, ký tên

Nộp lệ phí. Nhận giấy hẹn ngày trả CCCD

Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà nếu muốn

Nhận thẻ căn cước công dân nếu không đăng ký nhận tại nhàLàm căn cước công dân hết bao nhiêu tiền

Cấp chuyển: 30.000đ

Cấp mới: miễn phí

Cấp đổi:

Đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi: miễn phí

Sai thông tin do lỗi của cơ quan quản lý CCCD: miễn phí

Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được: 50.000đ

Thay đổi thông tin, đặc điểm nhận dạng: 50.000đ

Khi công dân có yêu cầu: 50.000đ

Cấp lại: 70.000 đồng

Phí chuyển phát nhanh: theo từng địa phương nhưng thông thường là 20.000đ/nội thành và 30.000đ/ngoại thành.

Các trường hợp được miễn lệ phí

Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh; người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Thời gian làm thẻ căn cước công dân là bao lâu
Theo quy định của Luật Căn cước Công dân

Thành phố, thị xã: cấp mới, cấp đổi không quá 07 ngày làm việc; cấp lại không quá 15 ngày làm việc. Huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc với mọi trường hợp. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc với mọi trường hợp

Thực tế tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chuyển từ CMND sang CCCD mất cả tháng trời. Mặc dù bảng quy định ghi rõ thời hạn! Vì vậy, hãy dành thời gian đi làm sớm để không bị phụ thuộc.

Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Con mất sau sinh có được hưởng thai sản?

Con mất sau sinh có được hưởng thai sản?

Giấy ra viện của vợ tôi ghi là: thai 22 tuần chuyển dạ sinh non, sinh thường, con mất ngay sau sinh. Vậy vợ tôi có được hưởng chế độ con mất ngay sau sinh không?