Với những thành tựu quan trọng đạt được, thời gian qua, khoa học - công nghệ đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia được củng cố theo hướng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ trong từng giai đoạn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã luôn duy trì được tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao so với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời huy động các nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng, đã dần dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao. 

Về nhóm chỉ số đầu ra đổi mới sáng tạo, sau khi có sự giảm bậc so với năm 2017, thì ngay sau đó Việt Nam đã lấy lại được vị trí (năm 2017 xếp hạng 38, năm 2018 xếp hạng 41, năm 2019 xếp hạng 37). Sản phẩm tri thức và công nghệ cũng đã lấy lại vị trí thứ 27 năm 2019 (trước đó năm 2017 đã xếp hạng 28 nhưng đến năm 2018 đã giảm 7 bậc, xếp hạng 35). Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học - công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sự quan tâm đầu tư cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và đạt được kết quả tương xứng. Điều này khẳng định sự tăng trưởng cao và tăng trưởng bao trùm thời gian qua có đóng góp rất quan trọng của nhân tố khoa học - công nghệ.

Hồng Liên