Câu 1: Tết Nhảy là đặc trưng của dân tộc nào ở Việt Nam?

A. Phù Lá

B. Si La

C. Dao

Đáp án: Lễ hội Tết Nhảy của người Dao là một phong tục truyền thống độc đáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính tổ tiên, gắn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng làng bản được ấm no, hạnh phúc.

 

{keywords}

Câu 2: Tết Nhảy là nghi lễ cúng ai?

A. Bàn Vương

Đáp án: Tết Nhảy hay "Nhiang chằm Ðao" là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ của dân tộc Dao ở nhiều vùng trong cả nước như Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa hay Ba Vì (Hà Nội). Theo truyền thuyết, trong chuyến di cư tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, thuyền bất ngờ gặp bão. Các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết Nhảy để tạ ơn tổ tiên.

B. Tú Cải

C. Khải Vương

 

Câu 3: Tết Nhảy thường được tổ chức ở đâu?

A. Sân đình

B. Nhà cái

Đáp án: Tết Nhảy chỉ làm ở Nhà cái (con trưởng, trưởng họ), tùy hoàn cảnh từng người để chọn năm tổ chức. Thông thường, nhiều nơi vài năm làm một lần, nhưng không lâu quá 10 năm vì như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có công tìm đất.

C. Nhà thờ

 

Câu 4: Ai không được tham gia trong lễ cúng Tết Nhảy?

A. Phụ nữ

Đáp án: Trong các nghi thức cúng Tết Nhảy có ba thầy cúng, trong đó một thầy chính và hai thầy phụ. Khi thầy cúng làm gì thì các thanh niên trong buổi lễ cũng phải làm theo như vậy. Phụ nữ không được tham gia trong lễ cúng Tết Nhảy trên nhà mà chỉ phục vụ và ăn tết dưới bếp.

B. Trẻ con

C. Đàn ông

 

Câu 5: Phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết Nhảy là gì?

A. Nhảy múa

Đáp án: Bữa cơm Tết thường kết thúc nhanh chóng để nhường chỗ cho phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết là nhảy múa tri ân. Người Dao múa hát, nhảy xong lại uống rượu. Tan bữa rượu lại tiếp tục lễ nhảy với những bài hát nói, điệu múa cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn trong cuộc sống; ca ngợi, tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc bảo vệ quê hương của các bậc tiền nhân. Cứ thế Tết nhảy diễn ra trong ba ngày liên tiếp, sau đó ai về nhà nấy trở lại công việc bình thường của gia đình mình.

B. Ca hát

C. Thổi kèn

Thúy Nga

Vì sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?

Vì sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?

 - Tết ông Công ông Táo với tục lệ phóng sinh cá chép là một trong những phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam.