{keywords}
 

Nguồn gốc Tết Trung thu

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Tuy nhiên, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong 12 lần đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.

Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.

Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có Tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.

Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày Tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự cấu kết cấu đồng. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.

Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của Tết Trung thu.

Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, Tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, Tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi Tết Trung thu là Tết Thiếu nhi.

Vào ngày Tết Trung thu, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng. 

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Cũng trong ngày Tết Trung Thu, trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khi vui Tết Trung thu năm nay mỗi người đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.

Linh Giang (tổng hợp)

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Vào ngày Tết Trung thu (Rằm tháng 8), các thành viên trong nhà sẽ cùng chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên cúng, tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình.

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 theo gợi ý của chuyên gia ẩm thực

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 theo gợi ý của chuyên gia ẩm thực

Trong ngày Rằm tháng 8, các gia đình thường bày mâm cỗ thật đẹp để dâng cúng tổ tiên, sau đó cả nhà cùng phá cỗ trông trăng, tận hưởng tiết trời mát mẻ của mùa thu.

Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản tại nhà

Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản tại nhà

Bánh Trung thu là món quà không thể thiếu trong dịp Rằm tháng 8. Thay vì mua, bạn có thể tự tay làm những chiếc bánh Trung thu theo đúng khẩu vị và sở thích? Dưới đây là cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản tại nhà.