- Trước khi ông ngoại mất ông có viết di chúc và chứng thực đầy đủ. Nội dung di chúc để lại tài sản là đất vườn, anh chị em trong nhà có quyền bán và chia điều cho các con.

TIN BÀI KHÁC

Hiện nay có 2 cậu đòi bán mảnh đất đó là đều đang sống bên vợ, cậu út thì không đồng ý bán, lúc trước cậu ở chung với ông bà ngoại từ nhỏ đến khi lập gia đình. Hiện tại cậu đã ra riêng nhưng còn tên trong hộ khẩu của ông ngoại cùng với tên các con và vợ.

Vậy cho cháu hỏi nếu hai cậu kia đòi bán nhưng cậu út và mẹ cháu không đồng ý ký tên thì mảnh đất đó có được bán không? Hiện tại bà ngoại không còn minh mẫn.

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Thông tin bạn nêu không rõ đây là tài sản chung vợ chồng hay tài sản riêng của ông bạn. Nếu là tài sản chung của vợ chồng giữa ông ngoại và bà ngoại của bạn, chỉ ½ khối tài sản nêu trên được xác định là di sản thừa kế của ông bạn, phần còn lại thuộc phần sở hữu của bà ngoại bạn.

Do bạn không nêu rõ di chúc nêu trên là di chúc của riêng ông bạn hay di chúc chung của vợ chồng có xác nhận của cả ông ngoại và bà ngoại của bạn nên cần phân biệt 2 trường hợp sau:

Thứ nhất, trường hợp có di chúc chung của vợ chồng thì di chúc chỉ có hiệu lực sau khi bà ngoại bạn qua đời theo Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005:

“Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.”

Thứ hai, trường hợp di chúc riêng của ông ngoại thì chỉ ½ khối tài sản đem chia thừa kế theo di chúc, phần còn lại chỉ được chia thừa kế sau khi bà ngoại qua đời.

Di chúc hợp pháp

Để xác định xem di chúc của ông ngoại bạn có hợp pháp hay không thì bạn có thể đối chiếu với quy định sau đây: Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

Việc phân chia di sản được thực hiện theo Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Khi tiến hành phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế có thể tiến hành thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 57 Luật Công chứng 2014:“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)