Với mục tiêu tạo ra một trung tâm thương mại, đầu tư, giao thông vận tải của khu vực và là cửa ngõ chiến lược ở châu Á, Thái Lan tin rằng dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển thông suốt trên nhiều lĩnh vực tại các quốc gia ASEAN. 

Trong sáng kiến Thái Lan 4.0, nước này đặt mục tiêu đạt được 100 thành phố thông minh vào năm 2022 và hiện tại mục tiêu đó đang tiến gần hơn sau khi có sự hợp tác giữa mạng lưới phát triển thành phố thông minh toàn cầu (City Possible), Cơ quan chính phủ Thái Lan và Cơ quan xúc tiến kinh tế số (depa). Được tiên phong bởi Mastercard, 27 thành phố thông minh của Thái Lan đã được đưa vào chương trình City Possible, vốn được thiết kế để hỗ trợ đưa các ứng dụng công nghệ đi vào đời sống sinh hoạt của người dân.

City Possible cho phép các thành viên quyền truy cập không giới hạn vào một cộng đồng toàn cầu gồm các nhà lãnh đạo đô thị, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các học giả và thường xuyên được mời đến một loạt các diễn đàn trao đổi kiến thức, nơi những người tham gia xác định những thách thức chung, trao đổi học hỏi và thiết lập các giải pháp đô thị toàn diện.

{keywords}
Thái Lan đi đầu trong phát triển thành phố thông minh ở khu vực ASEAN

“Các thành phố trên khắp thế giới phải đối mặt với những thách thức tương tự nhưng họ thường chọn giải pháp tự giải quyết. City Possible sẽ giúp kết nối các thành phố qua việc chia sẽ những hiểu biết và nguồn lực từ các thành phố trên khắp thế giới, điều này giúp tăng tốc độ phát triển và cho phép quản trị thông minh”, ông Miguel Gamiño Jr, Phó Chủ tịch điều hành dự án Thành phố toàn cầu của Mastercard cho biết.

Việc tập trung vào các thành phố thông minh là trụ cột cốt lõi của sáng kiến Thái Lan 4.0 của chính phủ nhằm biến Thái Lan thành một quốc gia có thu nhập cao với chất lượng cuộc sống được cải thiện rất nhiều ở các trung tâm đô thị.

Tiến sĩ Passakon Prathombutr, Phó Chủ tịch điều hành cấp cao của depa nói với tờ ASEAN Post rằng: “Một quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp và công nghiệp du lịch, chúng tôi muốn các thành phố thông minh trở thành hệ sinh thái để thúc đẩy cả hai lĩnh vực này, từ đó sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế của đất nước”.

“Hai lĩnh vực quan trọng nhất là môi trường và kinh tế. Chúng tôi coi môi trường là lĩnh vực quan trọng nhất bởi vì một thành phố thông minh chỉ có ý nghĩa khi nó không làm xấu đi môi trường. Ô nhiễm và hạn hán là hai vấn đề môi trường quan trọng nhất mà người Thái phải đối mặt vì vậy cần giúp cho chính quyền địa phương bằng cách trang bị cho họ công nghệ; chẳng hạn như cảm biến, hệ thống dữ liệu tích hợp, bản sao kỹ thuật số để theo dõi và dự đoán các thảm họa có thể xảy ra”, tiến sĩ Prathombutr giải thích thêm.

Việc thiết lập một bộ khung thống nhất cho thành phố thông minh cùng với việc thử nghiệm thành công một số dự án cụ thể đã giúp Thái Lan tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển thành phố thông minh của mình.

“Depa là một tổ chức tiên phong trong việc tham gia vào mạng lưới City Possible. Chúng tôi đã có nhiều cuộc thảo luận với các thành phố được hưởng lợi từ những kiến thức và tài nguyên mà mạng lưới City Possible cung cấp. Thông qua City Possible, các nhà lãnh đạo thành phố có thể xác định các thách thức đang cản trở sự phát triển của họ”, ông Gamiño Jr nói với tờ ASEAN Post.

Tuy nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng cũng đi kèm với những thách thức và trở ngại. Về mặt sử dụng hiệu quả các nguồn lực và công nghệ, ba thách thức quan trọng đặt ra trước mắt đó là: tư duy của các nhà lãnh đạo thành phố, các quy định hiện hành và khả năng hành động.

Tiến sĩ Prathombutr nhận xét: “Nhiều nhà lãnh đạo thành phố không có đầy đủ kiến thức công nghệ để đưa ra kế hoạch đổi mới. Trong khi những người có khả năng thì lại không dám mạnh dạn đưa ra các chiến lược đổi mới công nghệ mang tính đột phá. Các lãnh đạo địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa các thành phố trở nên thông minh hơn”.

Thái Lan đang nhanh chóng trở thành quốc gia đi đầu trong phát triển mạng lưới các thành phố thông minh vốn được Singapor đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2018. Mặc dù, sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng ASEAN còn hạn chế nhưng một số quốc gia như Singapore đang tiến tới các thành phố định hướng ứng dụng công nghệ. Trong khi các thành phố khác trong cộng đồng ASEAN cũng có thể đang phải đối mặt với những thách thức tương tự như Thái Lan, cam kết mạnh mẽ từ chính phủ là điều cần thiết để đạt được tầm nhìn của thành phố thông minh.

Phan Văn Hòa (theo Theaseanpost)

Tiết lộ thành phố tương lai đẹp như mơ của Nhật Bản

Tiết lộ thành phố tương lai đẹp như mơ của Nhật Bản

Không nhà máy điện, không khí thải, chỉ có công nghệ tối tân - đó là những gì được thiết kế cho mẫu thành phố tương lai của Nhật Bản vừa được tiết lộ tại CES 2020.