1. Tòa thành này thuộc địa phương nào ngày nay?

  • Hà Nội
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • TP.HCM
Chính xác

Thành Bát Quái hay còn gọi là Quy thành, thành Phiên An, thành Gia Định, là một tòa thành được nhà Nguyễn xây dựng tại Trấn Gia Định, thuộc khu vực trung tâm TP.HCM ngày nay.

Tòa thành được thiết kế theo kiến trúc Vauban (kiểu công sự phòng thủ phổ biến tại châu Âu), nhưng mang hình bát quái của quan niệm phong thủy Á Đông. Nhà Nguyễn đã huy động tới 30.000 nhân công để đắp thành. Thành gồm 3 lớp bảo vệ: lớp trong cùng bằng đá cao 6,3m, chân tường dày 36,5m, giữa là lớp hào rộng 76m, sâu 6,8m, và lớp ngoài cùng bằng đất với chu vi gần 4.000m.

Thành có nhiều tháp canh hình bát giác với đông đảo binh lính. Ban ngày, người trong thành liên lạc với nhau bằng cờ hiệu, ban đêm có đèn hiệu, quân lính theo đó mà điều binh.

2. Ai đã ra lệnh xây tòa thành này?

  • Vua Gia Long
  • Vua Minh Mạng
  • Vua Tự Đức
  • Vua Thành Thái
Chính xác

Thành Bát Quái được xây dựng ngay từ thời điểm cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh còn diễn ra khốc liệt. Năm 1788, sau khi giành lại vùng Gia Định từ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cấp tốc biến nơi đây thành trọng điểm phòng thủ, nhằm chống lại sức tấn công như vũ bão của vua Quang Trung.

Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, quân Tây Sơn yếu đi nhanh chóng. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập lên triều Nguyễn, lấy hiệu là Gia Long và đóng đô tại Huế. Thành Bát Quái lúc này tiếp tục được Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt củng cố, trấn giữ.

3. Tòa thành này bị phá hủy dưới thời vị vua nào?

  • Vua Thiệu Trị
  • Vua Tự Đức
  • Vua Minh Mạng
  • Vua Đồng Khánh
Chính xác

Thành Bát Quái gắn liền với các cuộc nội chiến tương tàn thời phong kiến Việt Nam. Sau khi nối ngôi Gia Long, vua Minh Mạng nghi ngờ Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có ý làm phản, cố tình gia cố thành Bát Quái để chống lại triều đình, do đó cho san bằng mổ mả của ông để trả thù.

Đây là nguyên nhân khiến Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, quyết định nổi loạn, chiếm thành Bát Quái và 6 tỉnh Nam Kỳ. Vua Minh Mạng sau đó phải huy động hàng vạn quân thủy, bộ vào Nam để đánh dẹp. Tuy nhiên, vì thành vô cùng kiên cố, bên trong có đầy đủ lương lực, khí giới, triều đình mất tới 2 năm mới chấm dứt nội loạn.

Đề phòng biến cố tương tự trong tương lai, Minh Mạng đã cho phá hủy tòa thành Bát Quái mà Gia Long từng bỏ nhiều công sức xây dựng. Đến năm 1836, ông cho xây một tòa thành mới có tên thành Phụng, với diện tích nhỏ hơn để trấn thủ Gia Định.

4. Thành Phụng đã bị đội quân ngoại bang nào phá hủy?

  • Quân Xiêm
  • Quân Chân Lạp
  • Quân Mỹ
  • Quân Pháp
Chính xác

Thành Phụng nằm ở góc Đông Bắc của thành Bát Quái cũ. Đây cũng là cứ điểm của quân đội nhà Nguyễn trong giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm 1859, quân Pháp phá nát thành Phụng bằng 32 ổ mìn. Lửa cháy âm ỉ cả tuần, thiêu rụi hơn 2.000 khẩu súng cổ, gươm giáo, cùng nhiều hỏa khí và lương thực đủ cho 6.000 – 8.000 nhân khẩu ăn trong một năm. Hiện tại, dấu tích duy nhất về thành Phụng còn sót lại là bức tranh vẽ cảnh người Pháp công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía xưởng Ba Son.

5. Trung tâm thành Bát Quái được cho nằm dưới địa danh nổi tiếng nào ngày nay?

  • Bưu điện TP.HCM
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Thảo Cầm Viên
  • Dinh Độc Lập
Chính xác

Theo nhà bác học Trương Vĩnh Ký, trung tâm thành Bát Quái nằm dưới chân nhà thờ Đức Bà hiện nay. Khi đào móng để xây nhà thờ, công nhân đã phát hiện lớp tro và gạch vụn, cùng nhiều loại tiền cổ và đạn đại bác bằng kim loại, đá khối. Ngoài ra, quá trình khảo cổ cũng phát hiện nhiều di tích của thành Bát Quái trên đường Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, nhà thương Đồn Đất (Bệnh viện Nhi Đồng 2), nay là góc đường Lý Tự Trọng và Chu Mạnh Trinh.