Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch theo phân công, phân cấp quản lý; tập trung thực hiện động bộ các nhiệm vụ, giải pháp để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch.

Cụ thể, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội Du lịch tỉnh, tiếp tục tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai sâu rộng Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, thái độ, cách ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương tại các khu, điểm du lịch;

Xác định ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch bền vững, có chất lượng, có chiều sâu, góp phần tích cực nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Thanh Hóa.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền ứng xử văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch thuộc địa bàn quản lý; bảo đảm các trung tâm hỗ trợ du khách, đường dây nóng hoạt động thông suốt, hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại của khách du lịch; cương quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi tranh giành, chèo kéo du khách, kinh doanh du lịch, lữ hành trái phép, gian dối, trục lợi...

Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các phóng sự chuyên đề tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và Nhân dân, du khách thực hiện tốt các quy tắc ứng xử văn minh du lịch.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch.

Theo đó, Sở HV-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch, tập trung xử lý các cơ sở quảng bá không đúng hạng sao hoặc quảng bá hạng sao khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận; kiên quyết thu hồi hoặc đề nghị Cục Du lịch quốc gia Việt Nam thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch khi không còn đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định;

Thường xuyên rà soát, xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành không đảm bảo hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động. Tiếp tục tăng cường quản lý đối với các sản phẩm, dịch vụ du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch có tính chất mạo hiểm.

Công an tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trộm cắp, cướp giật, đặt biệt là tại các khu, điểm du lịch vào thời gian cao điểm; kiểm tra, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh du lịch;

Kịp thời kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thông, lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất cấm và các hành vi gây mất an toàn, đặc biệt là đối với các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch.

Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra thực hiện kê khai, niêm yết giá cước của các hãng vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải (xe taxi, xe buýt, xe khách tuyến cố định) đến và đi từ các khu, điểm du lịch trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý, cấu kết đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết;

Phối hợp với Công an tỉnh, chính quyền địa phương, ngành đường sắt, hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa đẩy mạnh kiểm tra tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, bến thủy nội địa trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn giao thông và chất lượng vận tải hành khách.

Sở Y tế chỉ đạo tập trung làm tốt công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch; chỉ đạo giải quyết kịp thời các sự cố về an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, du khách để chủ động giám sát, đảm bảo các quyền lợi của mình;

Tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh ăn uống đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sử dụng...;

Cương quyết nói không với chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; không để xảy ra tình trạng sử dụng thực phẩm không có nguồn gốc, kém chất lượng trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ khách; chú trọng thực hiện thường xuyên các biện pháp vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế...

Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, rõ nguồn gốc, xuất xứ;

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm, không niêm yết giá và bán hàng, thu tiền các dịch vụ cao hơn giá niêm yết, nâng giá, ép khách..., làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

T6_A1_Thanh Hoa.jpg
Thanh Hóa là 1 trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách cả nước

UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ và có các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, bắt ép ăn tại các cơ sở lưu trú du lịch; tăng cường quản lý dịch vụ lưu trú tại các loại hình căn hộ, biệt thự du lịch;

Tăng cường ra quân, có biện pháp xử lý mạnh đối với người 4 lái xe điện vi phạm, chèo kéo, làm phiền khách du lịch, đảm bảo thực hiện nghiêm túc 4 “không”: (1) Không lái xe đi sai các tuyến đường được phép hoạt động; (2) Không chèo kéo, tranh giành khách; (3) Không thu cước phí sai giá cước đã niêm yết; (4) Không nài kéo, “dẫn dắt” khách để nhận hoa hồng của các cơ sở mua sắm và các nhà hàng, khách sạn;

Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân, du khách và các cơ sở du lịch về đảm bảo chất lượng dịch vụ và các điều kiện an toàn (PCCC, an toàn sử dụng điện, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm...) để chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại trong các tình huống không mong muốn;

Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình giá cả, thị trường, cung cầu hàng hóa, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; cung cấp thông tin số điện thoại đường dây nóng tại các khu, điểm du lịch để du khách yên tâm tham gia các hoạt động du lịch.

V.v,…