{keywords}

Thành phố Ljubljana được trao giải Thủ đô xanh của Châu Âu năm 2016 nhờ việc không sử dụng ô tô xả thải trong thành phố.

Hồi giữa tháng 9, người dân Paris đã tổ chức tuần hành để kỷ niệm năm thứ 7 của chiến dịch “Paris respire sans voiture” (Paris không xe hơi), một sáng kiến ​​biến cả Khải Hoàn Môn lẫn Đại lộ Champs-Elysées thành khu vực cấm ô tô từ 11 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Tòa thị chính Paris cũng đang tìm cách để lập các khu vực hạn chế xe hơi trong năm tới, kéo dài ngày “Chủ nhật không ô tô” thành một chương trình lâu dài hơn. Theo đó, chỉ một vài đối tượng như người dân sống tại đó, tài xế taxi và người buôn bán là được phép dùng xe hơi. Phần còn lại phải dùng xe đạp, xe điện, phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ.

Động thái này nhằm giúp cho thành phố xanh sạch hơn bằng cách hạn chế số lượng phương tiện vào các khu vực nhất định. Nhiều thành phố khác trên khắp châu Âu cũng đã cố gắng thực hiện các hành động tương tự. Ngay cả các thành phố nhỏ của Anh như Norwich cũng có khu vực dành riêng cho người đi bộ ở các trung tâm.

Thành phố Pontnticra của Tây Ban Nha, nằm ở phía tây nam Galicia, bắt đầu lập các khu vực đi bộ ở phố cổ và trung tâm thành phố vào năm 1999. Năm 2011, thành phố này là nơi đầu tiên trên thế giới phát minh và xuất bản một bản đồ được gọi là Metrominuto, cho phép người dùng xem được khoảng thời gian để đi bộ giữa các địa điểm nhằm khuyến khích việc đi bộ. Chương trình kể từ đó đã được triển khai ở nhiều thành phố khác của châu Âu, bao gồm: Poznan (Ba Lan), Toulouse (Pháp) và Zaragoza (Tây Ban Nha).

Nhưng có lẽ ví dụ tốt nhất về sự thay đổi tích cực là một thành phố nhỏ ở Trung Âu. Năm 2007, thành phố Ljubljana, thủ đô của Slovenia, đã đưa ra chương trình “Tầm nhìn 2025”, một tập hợp các đề xuất vô cùng chi tiết về một thành phố xanh hơn, sạch hơn và bền vững hơn.

Đề xuất của chính quyền Ljubljana về việc tạo ra một đô thị thân thiện với môi trường đã biến trung tâm thành phố thành một khu vực cấm ô tô. Tất nhiên, để người dân có thể đi bộ thì hệ thống giao thông công cộng và mạng lưới xe đạp phải được bố trí một cách thuận tiện. Kết quả là ô nhiễm tiếng ồn và khí thải giảm rõ rệt và vào năm 2016. Ủy ban Châu Âu đã vinh danh Ljubljana là thủ đô xanh của Châu Âu.

{keywords}
Một góc thành phố Ljubljana

Saša Poljak Istenič, một học giả, người đã viết nhiều bài báo về tác động của việc đi bộ đối với thành phố, cho biết: “Đã có những cuộc biểu tình phản đối. Cư dân sống ở trung tâm thành phố nghĩ rằng việc thay đổi sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Chúng tôi đã tổ chức một số cuộc tranh luận về chủ đề này nhưng thị trưởng khi đó, Zoran Jankovic, vẫn quyết tâm thực hiện. Dần dần cư dân của thành phố bắt đầu thích nghi với những thay đổi và hình thành thói quen mới”.

Chính quyền quyết định sử dụng xe điện với sự ra đời của “Kavalir”, một đội xe điện nhỏ miễn phí. Với quy mô nhỏ của Ljubljana, chỉ khoảng 300.000 dân, một kế hoạch như vậy đã mang lại hiệu quả tốt.

Istenič cho rằng “đã một thập kỷ trôi qua và không ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng được những chiếc xe ô tô sẽ quay trở lại trung tâm thành phố”.

Bà cũng cho rằng nhiều thành phố khác đang lấy Ljubljana như một hình mẫu. Bà nói: “Điều quan trọng là bạn phải phác thảo cho cư dân biết chính xác kế hoạch là gì và tại sao chúng được đề xuất. Ban đầu, mọi người thường do dự về sự thay đổi nhưng rồi sẽ dễ dàng chấp nhận nếu thấy mặt tích cực”.

Bà Istenič cũng cho rằng giải thưởng Thủ đô xanh vào năm 2016 là lời khẳng định mạnh mẽ rằng chương trình đã tạo ra một môi trường hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Mọi người có nhiều không gian hơn để giao lưu và tập thể dục.

“Sau tất cả, nó đã cải thiện điều kiện sống ở Ljubljana”, bà nói. “Để đạt được kết quả này, cần một chút can đảm để những quyết định đúng đắn được thực thi”.

Đăng Dương (Theo Vice)

Xe buýt phế thải thành quán cà phê thân thiện môi trường

Xe buýt phế thải thành quán cà phê thân thiện môi trường

Chiếc xe buýt cũ hỏng cùng những chiếc lốp xe, thùng sơn... đều trở nên sống động và hữu ích nhờ ý tưởng của chủ quán.