1. Tỉnh nào nước ta có tên thành phố dài nhất?
-
Phú Yên
0%
- Khánh Hòa
0%- Ninh Thuận
0%- Bình Thuận
0%Chính xácPhan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận là thành phố có tên dài nhất Việt Nam. Diện tích thành phố đạt hơn 79km2, với 15 phường và một thị xã, dân số khoảng 160.000 người.
Phan Rang – Tháp Chàm được bao quanh bởi những rặng núi phía Bắc, Nam, Tây Nam, khiến khí hậu trở nên khô nóng, thuộc một trong những vùng có lượng mưa thấp nhất cả nước. Đặc biệt, từ tháng Giêng tới tháng 3 hàng năm, địa phương thường có gió mạnh, người dân gọi đây là thời điểm “gió như phang, nắng như rang”.
2. Tên gọi của thành phố xuất phát từ tiếng đồng bào dân tộc nào?
-
Người Khmer
0%
- Người Chăm
0%- Người Ba Na
0%- Người Mông
0%Chính xácTên gọi Phan Rang xuất phát từ địa danh đồng bào người Chăm gọi là Pangdarang hay Pandaran, vùng đất nằm phía Nam vương quốc Chăm Pa thời xưa. Trong khi đó, tên Tháp Chàm có liên hệ với cụm di tích tháp cổ Po Klong Garai ở phía Tây thành phố.
3. Địa danh hành chính tỉnh Phan Rang lần đầu xuất hiện trong giai đoạn nào?
-
Chúa Nguyễn nắm quyền lực Đàng Trong
0%
- Vua Nguyễn cải cách hành chính
0%- Thực dân Pháp đô hộ
0%- Sau năm 1975 thống nhất đất nước
0%Chính xácSau khi Nam tiến và tạo sức ảnh hưởng ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã đổi tên vùng đất Panduranga của vương quốc Chăm Pa cũ thành trấn Thuận Thành, gồm bốn đạo Phan Lang, Long Hương, Phan Lý, Phồ Hài, nhưng vẫn duy trì cơ chế tự trị.
Đến năm 1832, vua Nguyễn bỏ hình thức tự trị và chia khu vực này thành hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Địa danh tỉnh Phan Rang và thị xã Phan Rang chỉ chính thức thành lập theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào năm 1901, khi Việt Nam còn nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp. Từ năm 1981, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, đổi tên thành Phan Rang – Tháp Chàm và nâng cấp lên thành phố từ tháng 2/2007.
4. Tỉnh Ninh Thuận không tiếp giáp với địa phương nào sau đây?
-
Đắk Lắk
0%
- Khánh Hòa
0%- Bình Thuận
0%- Lâm Đồng
0%Chính xácTỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cách TP.HCM 340km về hướng Bắc. Phía Bắc của tỉnh giáp Khánh Hòa, phía Nam giáp Bình Thuận, phía Tây Giáp Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận không nằm cạnh Đắk Lắk.
5. Tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng với nông sản gì?
-
Sầu riêng
0%
- Nho
0%- Thanh long
0%- Vú sữa
0%Chính xácNinh Thuận là tỉnh cho sản lượng nho lớn nhất cả nước. Dù diện tích trồng nho chỉ chiếm 3 – 3,5% đất nông nghiệp toàn tỉnh nhưng giá trị sản xuất lại chiếm gần 20% tổng sản xuất ngành trồng trọt.
Diện tích trồng nho tại Ninh Thuận tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Nam, TP Phan Rang – Tháp Chàm, trung bình mỗi hộ trồng từ 0,1 đến 3 ha. Mỗi năm, toàn tỉnh cung cấp khoảng 15.000 tấn nho, chế biến thành nhiều sản phẩm như nho sấy, mứt nho, rượu vang, được người dung trong và ngoài nước ưa chuộng.
- Nho
- Khánh Hòa
- Vua Nguyễn cải cách hành chính
- Người Chăm
- Khánh Hòa