1. Tỉnh nào có tên mang nghĩa là 'kho chứa bạc'?

  • Cà Mau
  • Bạc Liêu
  • Sóc Trăng
  • Trà Vinh
Chính xác

Tên tỉnh Sóc Trăng xuất phát từ cách gọi Srok Kh’leang của đồng bào Khmer. Srok nghĩa là “xứ, cõi”, Kh’leang là “kho, vựa, chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua.

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, diện tích rộng hơn 3.300km2. Theo nghiên cứu, đất đai của tỉnh có độ màu mỡ cao, phù hợp phát triển các loại lúa nước, cây nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, những tháng mùa khô, Sóc Trăng cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn.

2. Trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, tỉnh này đổi tên thành gì?

  • Hậu Giang
  • Nguyệt Giang
  • Linh Giang
  • Hà Giang
Chính xác

Tên gọi Srok Kh’leang của đồng bào Khmer được phiên âm sang tiếng Việt là “Sóc – Kha – Leng” và được đọc thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, vua đổi tên thành Nguyệt Giang tỉnh, với chữ Sóc biến thành chữ Sông và Trăng thành Nguyệt. 

3. Tỉnh này từng là lãnh thổ của vương quốc cổ nào?

  • Ai Lao
  • Chân Lạp
  • Bồn Man
  • Chiêm Thành
Chính xác

Vĩnh Long xưa kia là một phần lãnh thổ của Chân Lạp. Khoảng năm 1756 – 1757, quốc vương Chân Lạp là Nặc Ông Nhuận xin hiến đất Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) cho chúa Nguyễn để cầu phong. Tuy nhiên, không lâu sau, Nặc Nhuận bị con rể nổi loạn cướp ngôi, đất Sóc Trăng từ đó cũng trải qua nhiều lần đổi chủ. Đến năm 1834, tỉnh này mới hoàn toàn thuộc lãnh thổ Đại Nam và nằm dưới sự điều hành của nhà Nguyễn. 

4. Địa phận tỉnh Sóc Trăng ngày nay là tách ra từ tỉnh nào?

  • Bạc Liêu
  • Cà Mau
  • Hậu Giang
  • Bến Tre
Chính xác

Sau giải phóng miền Nam, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Đến năm 1991, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Hiện tỉnh Sóc Trăng có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Dân cư của tỉnh chủ yếu là người Kinh (chiếm khoảng 65%), người Khmer (khoảng 29%) và người Hoa (6%), ngoài ra còn có đồng bào người Nùng, Thái, Chăm… Sóc Trăng cũng nổi tiếng với hàng trăm ngôi chùa với lối kiến trúc Khmer độc đáo như chùa Dơi, chùa Bốn Mặt, Bửu Sơn Tự. 

5. Món ăn nào sau đây là đặc sản của người Sóc Trăng?

  • Bánh da lợn
  • Bánh tai yến
  • Bánh bò thốt nốt
  • Bánh pía
Chính xác

Sóc Trăng nổi tiếng với đặc sản bánh pía, được phổ biến bởi đồng bào người Hoa có tổ tiên từng di cư tới miền Nam từ hàng trăm năm trước.

Pía là âm đọc của người Triều Châu, nghĩa là bánh. Bánh hình tròn, dẹt, vỏ được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, nhân thường làm từ lòng đỏ trứng và các loại hoa quả. Hiện nay, người Việt Nam ưa chuộng loại bánh pía có nhân bằng trái sầu riêng.