Hơn 40 năm trước, sự xuất hiện của Nhà máy Cơ khí Mỏ Việt Bắc (nay là Công ty CP Cơ khí Mỏ Việt Bắc), Nhà máy vòng bi (nay là Công ty CP Cơ khí Phổ Yên), Nhà máy Diesel Sông Công (nay là Công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công), Nhà máy Phụ tùng ô tô số 1 (nay là Công ty CP Phụ tùng máy số 1) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã định hình ban đầu cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại địa phương này.

Qua quá trình phát triển với biết bao thăng trầm, nhưng các cơ sở sản xuất công nghiệp cơ khí chế tạo vẫn duy trì hoạt động và tạo được chỗ đứng vững chắc cho đến ngày nay. Những doanh nghiệp này cung ứng nhiều sản phẩm hỗ trợ chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy,...

Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khi ngành công nghiệp cả nước phát triển mạnh mẽ, các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều đòi hỏi tỉ lệ nội địa hóa cao đã tạo đà cho các hoạt động công nghiệp hỗ trợ của Thái Nguyên tăng trưởng.

Đặc biệt, khi Tập đoàn Samsung đầu tư vào tỉnh, với nhu cầu đòi hỏi linh, phụ kiện ngày càng lớn, hàng loạt các doanh nghiệp hỗ trợ đã có cơ hội phát triển theo. Lúc này, ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh phát triển rõ nét hơn, phân chia thành từng lĩnh vực với nhiều doanh nghiệp có tên tuổi, dần tìm được chỗ đứng trên thị trường.

{keywords}
Nhà máy của tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên

Ông Đinh Khắc Hiển, nguyên Giám đốc Sở Công thương Thái Nguyên cho rằng, tỉnh có lợi thế về phát triển công nghiệp hỗ trợ và thực tế đã có trên 20 đơn vị sản xuất phụ tùng, chi tiết máy và cung cấp không ít phụ kiện cho các hãng sản xuất lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này mới chỉ hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, còn đối với việc hỗ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử thì rất ít.

Theo nhiều chuyên gia, để các doanh nghiệp Thái Nguyên đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghệ cao, đón đầu xu thế thì tỉnh cần có nhiều chính sách khuyến khích hơn nữa để thúc đẩy sản xuất. Khi một doanh nghiệp đủ mạnh, tham gia được vào chuổi sản xuất như của Samsung cũng như các doanh nghiệp lớn khác thì hoàn toàn có thể tự tin bước ra thế giới.

Để làm được điều này, doanh nghiệp Thái Nguyên cũng cần phải có sự đầu tư chuyên sâu cả về chất lượng nhân lực, trình độ công nghệ để có thể tham gia chuỗi cung ứng sản xuất cùng Samsung giống như các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Mặt khác, ngoài cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương, cũng cần có những cơ chế riêng của địa phương để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tham gia, nhất là cơ chế về vốn, nhân lực và công nghệ.

Thái Nguyên xác định 3 trụ cột và 6 nhóm ngành trọng điểm

Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Thái Nguyên định hướng phát triển trong 10 năm tới xoay quanh 3 trụ cột là: Kinh tế, xã hội và môi trường

Đồng thời tập trung vào 6 nhóm ngành trọng điểm:

- Công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ;

- Xây dựng và kinh doanh bất động sản;

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản;

- Thương mại-du lịch và dịch vụ; Y tế, chăm sóc sức khỏe;

- Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Hoàng Hiệp

Khánh Hòa: “Cú húych” rất lớn từ chương trình phát triển CNHT

Khánh Hòa: “Cú húych” rất lớn từ chương trình phát triển CNHT

Chương trình phát triển CNHT Khánh Hòa đến năm 2025 dự báo sẽ tạo nên một “cú húych” rất lớn, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác cùng phát triển, đồng thời tạo lợi thế cho địa phương trong thu hút đầu tư.