Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông thành lập theo Nghị quyết 720/NQ-UBTVQH14 ngày 16/07/2019. Theo Nghị quyết, thị trấn Măng Đen được thành lập trên cơ sở toàn bộ 148,07 km² diện tích tự nhiên, dân số 6.913 người của xã Đăk Long, huyện Kon Plông được ví như một "Đà Lạt thứ 2" của Việt Nam.

W-anhmangden.png
"Đà Lạt thứ 2" của Việt Nam.

Với mong muốn sự phát triển bền vững khu du lịch Măng Đen, sau những chuyến đi thực tế, đi khảo sát tận nơi , TS Phạm S, Phó chủ tịch P. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trong một bài viết sâu sắc đã đánh giá: Măng Đen là vùng đất được sở hữu nhiều di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, có nhiều tiềm năng vô giá để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khai thác các loại hình du lịch chất lượng cao như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch canh nông và du lịch hội nghị hội thảo. Khai thác giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một cách hiệu quả để phát triển du lịch xanh, bền vững ở  Măng Đen.

Ông Phạm S nhấn mạnh, việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên không chỉ giúp tạo ra thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái và thúc đẩy nhận thức về bảo tồn bền vững. Sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở  Măng Đen. Thông qua việc khai thác hợp lý và bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên,  Măng Đen sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách và các nhà đầu tư chiến lược đóng góp vào sự phát triển bền vững của địa phương hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, những gì "tận mắt nhìn", "tận tai nghe" qua những chuyến khảo sát, ông Phạm S nhận ra rằng, song song với những tiềm năng, lợi thế; Măng Đen còn có những hạn chế, bất cập.

Ví dụ: Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý và khai thác hai lĩnh vực lợi thế so sánh, đó là du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn rất hạn chế, chưa có những nhà quản lý giỏi, các chuyên gia đầu ngành; tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 88%. Toàn huyện Kon Plông chỉ có 10 trường mầm non; 07 trường tiểu học; 11 trường trung học cơ sở và 01trường phổ thông trung học dân tộc nội trú.

Hay việc, đến nay, toàn huyện Măng Đen đã có 77 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên thực tế quá trình triển khai rất chậm, chỉ một số ít dự án về du lịch và nông nghiệp triển khai theo tiến độ; còn lại đa số nhà đầu tư xin gia hạn dự án nhiều lần và có tư tưởng chuyển nhượng dự án, do đó chưa tạo nguồn lực đầu tư toàn xã hội để góp phần tạo sự phát triển bền vững.

Mặc dù tiềm năng để phát triển du lịch rất lớn, song tới nay, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở đây còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch xanh, bền vững. Chưa có nhiều khách sạn lớn, do đó chưa đáp ứng yêu cầu các sự kiện văn hoá du lịch cấp tỉnh và cấp quốc gia; hiện nay chỉ có Golden Boutique Hotel là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, với 63 phòng và Đăk Ke Măng Đen đạt tiêu chuẩn 3 sao với 45 phòng.

Huyện Kon Plông vẫn chưa có chiến lược truyền thông đa phương tiện để quảng bá tiềm năng, cơ hội phát triển Măng Đen tầm quốc gia và quốc tế.

Đây là những điểm nghẽn khiến cho vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen vẫn chưa thể phát triển kinh tế - xã hội khu du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Nhóm PV